Tàu NASA có thể đã "lỡ tay" tiêu diệt sinh vật ngoài hành tinh?

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Một nhà sinh vật học vũ trụ nổi tiếng nghi ngờ rằng cặp tàu vũ trụ hạ cánh xuống Sao Hỏa gần nửa thế kỷ trước có thể đã vô tình hủy hoại cuộc săn tìm sự sống ngoài hành tinh mãi mãi.

Tuyên bố gây sốc nói trên đến từ nhà sinh vật học vũ trụ Drik Schulze-Makuch của Đại học Kỹ thuật Berlin (Đức). Lập luận trong một bài viết trên báo Big Think, ông cho rằng lỗi thuộc về cặp đôi tàu đổ bộ Viking 1 và 2 hạ cánh xuống Sao Hỏa vào năm 1976.

Tàu đổ bộ Viking của NASA - Ảnh: NASA

Tàu đổ bộ Viking của NASA - Ảnh: NASA

Cặp đôi tàu đổ bộ Viking từ lâu được coi như "công thần" của công cuộc nghiên cứu Sao Hỏa.

Đó là một cặp song sinh, mỗi chiếc gồm một tàu quỹ đạo và một tàu đổ bộ. Viking 1 rời Trái Đất vào tháng 8-1975, tiếp cận quỹ đạo Sao Hỏa ngày 19-6-1976 và hạ cánh tàu đổ bộ thành công vào ngày 20-7-1976 tại sườn phía Tây của Chryse Planitia (Đồng bằng Vàng).

Tàu Viking 2 rời Trái Đất sau Viking 1 vài tháng, vào quỹ đạo Sao Hỏa ngày 7-8-1976 và hạ cánh tàu đổ bộ thành công ngày 3-9-1976 tại Utopia Planitia, cũng là nơi tàu Chúc Dung (Zhurong) của Trung Quốc đã tìm đến năm 2021.

Cặp đôi Viking là những tàu đầu tiên của NASA cũng như của nhân loại thành công trong việc khai phá một hành tinh khác.

Hai tàu đổ bộ đã dùng máy sắc ký khối phổ để tìm kiếm các hợp chất hữu cơ hoặc chứa carbon trong đất Sao Hỏa, thử nghiệm quá trình trao đổi chất bằng cách bổ sung các chất dinh dưỡng có dấu vết phóng xạ vào đất, thử nghiệm khả năng cố định carbon của các sinh vật tiềm năng...

Thế nhưng, những gì NASA nhận được vô cùng khó hiểu và khiến các nhà khoa học bối rối. Đó là kết quả ủng hộ giả thuyết Sao Hỏa có sự sống, nhưng không thực sự rõ ràng.

Trong hai thí nghiệm, những thay đổi nhỏ về nồng độ của một số loại khí cho thấy một số hiện tượng trao đổi chất đang diễn ra.

TS Schulze-Makuch cho rằng hầu hết các thí nghiệm "ban sơ" này đã bị sai lệch vì sử dụng quá nhiều nước. Thời điểm đó và cho đến gần đây, người ta còn tin rằng nơi nào thật nhiều nước thì mới có sinh vật.

Tuy nhiên, những năm gần đây, hàng loạt loài quái dị, bao gồm những vi sinh vật sống hàng chục năm không có một giọt nước ở "sa mạc tử thần" Atacama của Chile..., cho thấy chính Trái Đất cũng có những sinh vật không mấy phụ thuộc nước.

Không những vậy, sự can thiệp "thô bạo" của những thử nghiệm vào nửa thế kỷ trước có thể đã vô tình khiến sinh vật sống ở những nơi đó bị giết chết. Đó cũng là mối lo lớn đối với nhiều nhà khoa học hiện nay vì theo lý thuyết, bất cứ thứ ngoại lai gì một hành tinh khác đều có thể đem theo những "sát thủ" vô hình trước hệ miễn dịch và gây ra cái chết hàng loạt.

Tuy nhiên, điều này lại mở ra hy vọng mới: Sự sống có tồn tại ở Sao Hỏa. Chúng ta vẫn có thể tìm ra chúng ở những nơi khác của hành tinh.

Nguồn: [Link nguồn]

Phát hiện đáng lo ở nơi NASA tin có sinh vật ngoài hành tinh

Mặt trăng Sao Mộc Europa, thiên thể mà NASA tin tưởng lớn nhất về khả năng tồn tại của sự sống ngoài hành tinh trong hệ Mặt Trời, có thể bị tiến hóa chậm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN