Sẽ có hơn 50 tỉ thiết bị IoT vào năm 2020, làm sao đủ địa chỉ IP?

Sự kiện: Internet

Để trả lời cho câu hỏi này, cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang thực hiện những thay đổi lớn cho Internet.

Ngày 5.5 sắp tới, một hội thảo có chủ đề “IPv6 và Internet of Things” sẽ được Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) tổ chức dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm, nhằm phân tích vai trò quan trọng và mối tương quan mật thiết giữa IPv6 và ngành công nghiệp IoT.

Sẽ có hơn 50 tỉ thiết bị IoT vào năm 2020, làm sao đủ địa chỉ IP? - 1

Dự báo sẽ có khoảng 3,6 tỉ thiết bị kết nối Internet tính tới năm 2020, và con người phải giải quyết bài toán làm sao đủ địa chỉ IP để cấp phát cho từng thiết bị.

Theo VNNIC, trong năm 2016, Việt Nam đã đạt tỷ lệ truy cập IPv6 trên 5%, đứng thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á và thứ 4 ở khu vực châu Á về triển khai IPv6. Còn theo Cisco, trong năm 2015 đã có hơn 3,6 tỉ thiết bị IoT kết nối mới (tăng hơn 27% so với năm 2014) và dự đoán sẽ có hơn 50 tỉ thiết bị kết nối IoT tính tới năm 2020.

Do đó, IoT được đánh giá là một xu hướng công nghệ tất yếu trong giai đoạn mới với nhu cầu sử dụng lượng địa chỉ IP khổng lồ. Trong khi đó, chỉ có IPv6 mới có khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng số lượng địa chỉ IP lớn như vậy. Ngoài ra, khả năng kết nối các thiết bị tốt hơn và hỗ trợ bảo mật tốt hơn cũng là những lý do khiến IPv6 trở nên thiết yếu trong quá trình sử dụng và phát triển IoT.

Trước đó, bàn về các vấn đề liên quan tới iPv6, ông Nguyễn Văn Khoa - TGĐ FPT Telecom từng cho biết, IPv6 không chỉ giải quyết được vấn đề cạn kiệt địa chỉ mà còn khắc phục được những hạn chế của IPv4, đồng thời cung cấp thêm những thuộc tính vượt trội khác. Giao thức mới này dễ quản lý với cấu trúc định tuyến phân cấp, bảo mật cao và hỗ trợ thiết bị di động tốt hơn. IPv6 sử dụng 128-bit để đánh địa chỉ, do đó có thể hỗ trợ tới 2.128 địa chỉ khác nhau, phục vụ khoảng 340 tỉ tỉ tỉ tỉ thiết bị.

Trong hội thảo sắp tới, các bên sẽ tập trung vào phân tích vai trò quan trọng và mối tương quan mật thiết giữa IPv6 và ngành công nghiệp IoT, để cung cấp cho cộng đồng Internet trong nước một cái nhìn toàn cảnh và sự cần thiết của việc triển khai IPv6 đối với ngành công nghiệp này. Bên cạnh đó, hội thảo cũng chia sẻ về chính sách, cơ chế thúc đẩy, triển khai IPv6, IoT tại Việt Nam; các giải pháp, công nghệ ứng dụng IPv6, IoT và cả những thách thức khi triển khai IPv6,...

Những cú “hích” quan trọng trong lịch sử Internet Việt Nam

Từ sự kiện chiếc máy tính đầu tiên tại Việt Nam trao đổi thông tin ra thế giới, Internet tại Việt Nam hiện nay đã và...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Internet Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN