Quét QR code để thanh toán tăng trưởng "thần tốc" trong năm qua

Sự kiện: Công nghệ

Giá trị giao dịch bằng QR tăng gấp 3 lần, trong khi giao dịch thẻ nội địa chỉ tăng hơn 10%, thẻ quốc tế tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước tại hội nghị chuyên đề Hoạt động thanh toán, trong 11 tháng đầu năm 2023, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục có sự tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ năm 2022: Giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt gần 10,15 tỷ giao dịch với giá trị đạt hơn 197,23 triệu tỷ đồng (tăng 49,95% về số lượng và giảm 0,71% về giá trị).

Trong đó, giao dịch qua kênh Internet đạt hơn 1,94 tỷ giao dịch với giá trị đạt gần 52,23 triệu tỷ đồng (tăng 56,60% về số lượng và 5,80% về giá trị). Qua kênh điện thoại di động đạt gần 7,13 tỷ giao dịch với giá trị đạt gần 49,44 triệu tỷ đồng (tăng 61,14% về số lượng và 11,65% về giá trị). Qua phương thức QR code đạt hơn 182,61 triệu giao dịch với giá trị đạt gần 116,22 nghìn tỷ đồng (tăng 171,68% về số lượng và 74,16% về giá trị); qua POS là gần 670,48 triệu giao dịch với giá trị đạt gần 1,13 triệu tỷ đồng (tăng 18,77% về số lượng và 20,64% về giá trị).

QR code là phương thức thanh toán phát triển "thần tốc" nhất năm qua.

QR code là phương thức thanh toán phát triển "thần tốc" nhất năm qua.

Những con số biết nói kể trên đã cho thấy năm 2023, QR code giữ vị trí số 1 về tốc độ tăng trưởng. Số liệu của Payoo về thanh toán QR cho thấy, giá trị giao dịch bằng QR tăng gấp 3 lần, trong khi giao dịch thẻ nội địa chỉ tăng hơn 10%, thẻ quốc tế tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước. 

"Các giao dịch sử dụng thẻ quốc tế thường phổ biến với những đơn hàng giá trị cao, còn phương thức QR lại được ưa chuộng khi thanh toán đơn hàng giá trị nhỏ. Giao dịch thanh toán được thực hiện bằng mã QR với giá trị dưới 100.000 đồng qua hệ thống Payoo đã tăng trưởng gấp 5 lần so với 2022", Payoo cho biết trong báo cáo.

Trong bối cảnh QR code đang được cả xã hội ủng hộ, các ngân hàng và trung gian thanh toán cũng nhanh chóng vào cuộc. Họ đã cho ra mắt những giải pháp tiện ích như QR đa năng chấp nhận cả QR ví điện tử và ứng dụng ngân hàng hay dịch vụ báo có vào tài khoản, cho thấy việc cả thị trường cùng hợp lực đã và đang thúc đẩy hơn nữa xu hướng thanh toán QR phát triển.

Quan sát ngành thanh toán Việt Nam, Payoo cho rằng, QR code còn nhiều cơ hội để bùng nổ hơn nữa. Minh chứng là ở thị trường Ấn Độ, thanh toán mã QR qua UPI (giao diện thanh toán hợp nhất) được hơn 300 triệu người dùng sử dụng và được chấp nhận tại hơn 50 triệu cửa hàng bán lẻ, từ các cửa hàng ven đường đến những trung tâm mua sắm cao cấp.

Vào tháng 3/2023, thống kê từ cơ quan giám sát UPI ở Ấn Độ cho biết, hơn 8,65 tỷ giao dịch trị giá hơn 170 tỷ USD đã được thực hiện. Cuộc cách mạng thanh toán số ở Ấn Độ đã khiến 86% tiền mặt của đất nước bị hủy bỏ. Nếu so sánh tuyến tính với Việt Nam, khối lượng giao dịch thanh toán QR của đất nước Nam Á này đang cao gấp 40 lần chúng ta. Đó cũng là một nguyên nhân Payoo đánh giá thanh toán QR ở Việt Nam còn nhiều cơ hội để phát triển "thần tốc" trong thời gian tới.

Nguồn: [Link nguồn]

Các tin tặc có thể sử dụng những chiến thuật khác nhau để đánh lừa người dùng bởi sự tin cậy khi quét mã QR độc hại.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo NGỌC PHẠM ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN