Những chiêu mới của các web mua sắm khiến bạn dễ 'cháy túi'

Các trang web mua sắm hiện tại đang áp dụng rất nhiều chiến lược để khuyến khích người dùng mua hàng nhiều hơn.

Theo thống kê của Forbes, ước tính có khoảng 79% người dùng mua sắm trực tuyến ít nhất mỗi tháng một lần, và 91% mua hàng bằng điện thoại thông minh. Mua sắm trực tuyến đôi khi chỉ đơn giản là một phần thói quen thường ngày của họ, bất kể họ đang tìm kiếm thứ gì. Dưới đây là một số cách mà các trang web mua sắm khiến bạn phải trả nhiều tiền hơn.

Các nhà bán lẻ áp dụng nhiều kỹ thuật để bạn mua sắm nhiều hơn. Ảnh: Pexels

Các nhà bán lẻ áp dụng nhiều kỹ thuật để bạn mua sắm nhiều hơn. Ảnh: Pexels

Để kích thích nhu cầu mua sắm, các nhà bán lẻ thường đặt sản phẩm cao cấp (giá cao hơn) bên cạnh một sản phẩm thông thường (có giá hợp lý hơn) để khiến nó có vẻ như là một món hời.

Có rất nhiều bài viết “mua một tặng một” nhưng thực tế người dùng vẫn phải trả thêm một khoản nào đó cho sản phẩm thứ hai.

Bên cạnh đó, các nhà bán lẻ còn sử dụng kỹ thuật tâm lý như hiển thị số lượng sản phẩm còn lại ít ỏi, tạo cảm giác khan hiếm hoặc hiển thị các bộ đếm thời gian cho các ưu đãi giới hạn để tạo áp lực mua hàng.

Trên đây là một số cách các trang web mua sắm đang áp dụng để khiến bạn phải trả tiền nhiều hơn. Lưu ý, trước khi hoàn tất giao dịch, bạn hãy kiểm tra lại các sản phẩm trong giỏ hàng, quà tặng kèm (nếu có) và các dịch vụ bổ sung (bảo hiểm…) để tránh mất tiền oan uổng.

Cách mua sắm trực tuyến an toàn

- Sử dụng kết nối Internet an toàn: Tránh mua sắm trực tuyến qua mạng WiFi công cộng vì thông tin cá nhân và thông tin thanh toán của bạn có thể bị đánh cắp. Sử dụng mạng riêng ảo (VPN) nếu cần mua sắm trực tuyến.

- Kiểm tra độ an toàn của trang web: Đảm bảo rằng liên kết của trang web bắt đầu bằng "https" thay vì chỉ "http", vì "s" có nghĩa là kết nối được mã hóa để bảo vệ thông tin cá nhân. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm biểu tượng ổ khóa trên thanh địa chỉ của trình duyệt.

- Sử dụng phần mềm diệt virus: Cài đặt và cập nhật thường xuyên phần mềm diệt virus trên thiết bị của bạn để bảo vệ khỏi phần mềm độc hại và các cuộc tấn công trực tuyến.

- Chọn mật khẩu mạnh: Sử dụng mật khẩu phức tạp, độc đáo cho mỗi tài khoản mua sắm trực tuyến và cập nhật chúng thường xuyên.

- Tránh cung cấp thông tin quá mức: Không bao giờ cung cấp thông tin cá nhân không cần thiết, như CCCD, GPLX hoặc ngày sinh khi mua hàng trực tuyến.

- Kiểm tra chính sách bảo mật và hoàn trả: Đọc kỹ chính sách bảo mật và chính sách hoàn trả của trang web để hiểu rõ quyền lợi của bạn khi mua hàng.

- Sử dụng phương thức thanh toán an toàn: Sử dụng thẻ tín dụng hoặc dịch vụ thanh toán trực tuyến vì chúng thường cung cấp mức độ bảo vệ cao hơn trong trường hợp gặp các giao dịch không mong muốn.

- Theo dõi giao dịch tài chính: Kiểm tra thường xuyên bản sao kê tài khoản ngân hàng và thẻ tín dụng để phát hiện các giao dịch bất thường.

91% người dùng mua sắm trực tuyến bằng điện thoại. Ảnh: Pexels

91% người dùng mua sắm trực tuyến bằng điện thoại. Ảnh: Pexels

Đến năm 2026, thị trường thương mại điện tử (TMĐT) dự kiến sẽ có tổng giá trị hơn 8.100 tỉ USD

Một trong những lợi ích lớn nhất của TMĐT là bạn có thể bán sản phẩm và dịch vụ của mình cho bất kỳ ai, từ bất kỳ đâu. Miễn là khách hàng có quyền truy cập vào trang web của bạn, họ có thể mua hàng từ đó, ngay cả khi họ ở nửa bên kia thế giới.

Nguồn: [Link nguồn]

Một trong những ứng dụng lâu đời nhất trên iOS sắp được Apple cập nhật tính năng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tiểu Minh ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN