Những “chiến binh” công nghệ cao trong cuộc chiến chống virus Corona

Sự kiện: Công nghệ

Khi các bác sỹ tại Washington (Mỹ) tìm cách điều trị ca đầu tiên nhiễm virus Corona Vũ Hán ở Mỹ, họ dùng tới thiết bị có tên Vici để tương tác với bệnh nhân gián tiếp.

Thiết bị này bao gồm một máy tính bảng nằm trên bánh xe để bác sỹ nói chuyện với bệnh nhân, thực hiện các chẩn đoán cơ bản như đo nhiệt độ. Đây là công cụ công nghệ cao mà bác sỹ, nhân viên sân bay, nhân viên khách sạn sử dụng để đối phó dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.

Theo bác sỹ Amy Compton-Phillips, Giám đốc trung tâm y tế tại Everett, Washington, nơi bệnh nhân được điều trị, công nghệ giúp họ giảm các tương tác gần gũi với người nhiễm virus. Vici do công ty Santa Barbara sản xuất.

Bác sỹ Compton-Phillips cho rằng điều quan trọng là hạn chế lây lan virus mới khi chúng ta chưa miễn dịch với nó. Trong dịch SARS năm 2003, tỷ lệ lớn các ca nhiễm là nhân viên y tế, cho thấy sự khó khăn khi phải giữ an toàn trong khi điều trị bệnh nhân.

Theo Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Trung Quốc, virus corona có thể lây từ người sang người, khiến robot, thiết bị chăm sóc sức khỏe từ xa trở nên cần thiết hơn hẳn. Peter Seiff, Giám đốc Aethon – công ty tư nhân bán robot TUG có khả năng tự động phát thuốc cho bệnh viện – cho rằng càng ít người tiếp xúc với bệnh nhân càng tốt.

Robot Vici và TUG

Robot Vici và TUG

Robot TUG của Aethon đang được triển khai tại hơn 140 địa điểm nhưng công ty không trả lời về việc thiết bị có dùng tại các bệnh viện của Mỹ hay không. Tính đến ngày 3/2/2020, đã có 362 trường hợp tử vong vì nCoV trên toàn cầu.

Theo truyền thông Trung Quốc, nước này đang dùng robot để vận chuyển thức ăn, vật tư y tế cho người nghi nhiễm virus. Robot có tên Little Peanut chuyển thức ăn cho người bị cách ly trong khách sạn, còn một bệnh viện miền Nam Trung Quốc dùng robot để phát thuốc, thu thập rác thải và ga trải giường.

Thiết bị khử trùng máy bay của Dimer

Thiết bị khử trùng máy bay của Dimer

Ngoài vận chuyển và chăm sóc sức khỏe từ xa, nhu cầu lau dọn và khử trùng cũng tăng lên. Xenex, công ty có trụ sở tại Texas bán robot dùng tia cực tím để loại bỏ mầm bệnh, cho biết thiết bị của họ đang được sử dụng để dọn dẹp phòng tại các cơ sở điều trị người nghi nhiễm virus Vũ Hán. Công ty đang liên hệ với các bệnh viện để bàn về giải pháp khử trùng không gian, nơi ở của bệnh nhân, đồng thời tìm cách xuất khẩu nhanh chóng robot sang Trung Quốc. Thiết bị giá khoảng 100.000 USD, có khả năng giảm nguy cơ lây nhiễm cho các nhân viên y tế.

Trong khi đó, công ty Dimer tại Los Angeles cung cấp miễn phí máy khử trùng cho một hãng hàng không tại sân bay quốc tế. Thông thường, máy được bán với giá 100.000 USD. Chủ tịch Elliot M. Kreitenberg nói họ đã khử trùng khoang của các máy bay từ Trung Quốc đến Los Angeles bằng tia cực tím trong vài ngày qua.

Nguồn: [Link nguồn]

Bộ TT&TT phát động #ICT_anti_nCoV, kêu gọi toàn ngành chung tay chống nCoV

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã ký chỉ thị về việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Du Lam (Theo Forbes) ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN