Nhà khoa học vũ trụ hàng đầu Trung Quốc nói tàu Ấn Độ không đáp xuống cực nam Mặt trăng

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

“Cha đẻ” của chương trình khám phá Mặt trăng của Trung Quốc vừa phản bác khẳng định của Ấn Độ rằng tàu Chandrayaan-3 đã đổ bộ xuống cực nam Mặt trăng, trong sứ mệnh được đánh giá là mang tính lịch sử vào tháng 8 vừa qua.

Hình ảnh bề mặt Mặt trăng do camera của tàu Chandrayaan-3 chụp. (Ảnh: ISRO)

Hình ảnh bề mặt Mặt trăng do camera của tàu Chandrayaan-3 chụp. (Ảnh: ISRO)

Sau khi tàu Chandrayaan-3 đổ bộ Mặt trăng, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói rằng “nhờ sự chăm chỉ và tài năng của các nhà khoa học của chúng ta, Ấn Độ đã vươn tới cực nam Mặt trăng, nơi chưa có quốc gia nào từng đặt chân tới”.

Tuy nhiên, một nhà khoa học hàng đầu Trung Quốc khẳng định tàu Chandrayaan-3 không đáp xuống cực nam Mặt trăng.

Tuyên bố đưa ra vào thời điểm các nhà khoa học Ấn Độ đang nỗ lực hồi phục tàu đổ bộ Vikram và tàu tự hành Pragyaan từ trạng thái “ngủ”, sau đêm dài băng giá suốt 2 tuần trên Mặt trăng.

Nhà khoa học Trung Quốc Ouyang Ziyuan đưa ra phát biểu trên hôm 28/9. Ông Ouyang là nhà khoa học đứng đầu sứ mệnh khám phá Mặt trăng đầu tiên của Trung Quốc.

Ông Ouyang nói rằng tàu Chandrayaan-3 không hạ cánh xuống khu vực cực nam hay gần đó.

Trên Trái đất, cực nam được xác định là khu vực trong khoảng từ 66,5 - 90 độ nam, vì trục quay của Trái đất nghiêng khoảng 23,5 độ so với Mặt trời.

Ông Ouyang lập luận rằng vì độ nghiêng của Mặt trăng chỉ là 1,5 độ nên vùng cực nam nhỏ hơn nhiều. NASA coi cực nam của Mặt trăng là vùng 80 - 90 độ, còn ông Ouyang cho rằng cực nam của Mặt trăng là từ 88,5 - 90 độ, tương ứng với nghiêng 1,5 độ của Mặt trăng.

Đến nay chưa có ai hoài nghi hay phản bác khẳng định của Ấn Độ về việc tàu Chandrayaan-3 đáp xuống cực nam Mặt trăng.

NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu ca ngợi các nhà khoa học ISRO vì có thể hạ cánh mềm gần nửa xa của Mặt Trăng. Từ đầu, Ấn Độ nói rõ rằng tàu vũ trụ Chandrayaan-3 sẽ hạ cánh ở khoảng vĩ độ 70 độ, gần cực nam.

Một nhà khoa học từ Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Vũ trụ của Đại học Hong Kong bác bỏ tuyên bố của ông Ouyang.

Quentin Parker, giám đốc Phòng thí nghiệm nghiên cứu vũ trụ của Đại học Hong Kong, nói với báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng: “Khoảnh khắc đổ bộ một tàu vũ trụ xuống gần cực nam và chắc chắn nằm trong khu vực được xác định là vùng cực nam đã là một thành tựu lớn. Tôi nghĩ rằng không nên lấy đi điều gì khỏi Ấn Độ vì điều đó”, ông nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Ấn Độ có thể đã mất 2 tàu thám hiểm Mặt Trăng

Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) vừa nỗ lực "đánh thức" tàu đổ bộ Vikram và tàu thám hiểm Pragyan thuộc sứ mệnh Chandrayaan-3.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bình Giang ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN