Người Việt Nam quan tâm điều gì nhất khi thanh toán không tiền mặt?

Sự kiện: Internet

Tính thuận tiện luôn là tiêu chí hàng đầu trong sự ưa thích của người tiêu dùng đối với các phương thức thanh toán kỹ thuật số, theo sau đó là an toàn tránh lây nhiễm và bảo mật giao dịch.

Vừa qua, Visa đã công bố nghiên cứu mới nhất về thái độ thanh toán của người tiêu dùng, cho thấy người tiêu dùng Việt Nam nhanh chóng đón nhận hàng loạt các phương thức thanh toán kỹ thuật số.

Mua sắm trực tuyến và các lựa chọn thay thế tiền mặt được duy trì sau đại dịch COVID-19. (Ảnh minh họa: Visa)

Mua sắm trực tuyến và các lựa chọn thay thế tiền mặt được duy trì sau đại dịch COVID-19. (Ảnh minh họa: Visa)

Cụ thể, nghiên cứu cho thấy, 65% người tiêu dùng Việt mang ít tiền mặt hơn trong ví, và 32% cho biết họ sẽ ngưng sử dụng tiền mặt sau đại dịch. Cùng với đó, gần 76% người tiêu dùng hiện tại sử dụng ví điện tử, còn tỉ lệ người sử dụng thẻ là 82%.

Cũng theo nghiên cứu, 2/3 người dùng Việt đã thử trải nghiệm mua sắm trực tuyến trong suốt thời kỳ đại dịch, và 1/2 người dùng lần đầu trải nghiệm mua hàng qua nền tảng mạng xã hội. 9/10 người tiêu dùng hiện đang sử dụng dịch vụ giao hàng tận nhà, hầu như tất cả đều sử dụng dịch vụ này thường xuyên hơn so với giai đoạn trước đại dịch, nghiên cứu của Visa tiết lộ.

Chi tiêu cho du lịch giảm do người tiêu dùng hủy hoặc hoãn chuyến đi, tương tự với các hoạt động ăn uống và giải trí bên ngoài. Sau đại dịch, những người được khảo sát thể hiện sự quan tâm cao nhất với việc chi tiêu cho du lịch, đặc biệt là chuyến đi trong nước (25%). Triển vọng du lịch của người Việt Nam hiện đang gia tăng rất lớn bởi mong muốn được đoàn tụ với gia đình và gặp gỡ bạn bè sau khoảng thời gian dài xa cách và nhu cầu tái kết nối du lịch.

Do tác động của đại dịch COVID-19, có đến hơn 80% người tiêu dùng Việt hiện sử dụng thẻ, thanh toán qua mã QR và ví điện tử ít nhất một lần một tuần. Trong khi đó, 1/2 số người dùng Việt đã bắt đầu sử dụng thẻ thường xuyên hơn, trong khi 64% và 63% người dùng tương ứng đã tăng cường sử dụng thanh toán không tiếp xúc qua điện thoại di động và ví điện tử. Tính thuận tiện luôn là tiêu chí hàng đầu trong sự ưa thích của người tiêu dùng đối với các phương thức thanh toán kỹ thuật số, theo sau đó là an toàn tránh lây nhiễm và bảo mật giao dịch.

Nguồn: [Link nguồn]

Mua sắm trực tuyến ”bùng nổ” hậu COVID-19, dự báo ”sốc” về 4 năm sau

Nhu cầu mua sắm hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử "bùng nổ" không chỉ ở các thành phố lớn mà còn ở nông thôn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Internet Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN