NASA tìm ra nguồn năng lượng mạnh chưa từng thấy từ "cõi chết"

Sự kiện: Khám phá vũ trụ
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc
Nữ miền Bắc

Kính viễn vọng không gian tia gamma Fermi của NASA của NASA vừa nắm bắt được thứ được mô tả là "đỉnh năng lượng" trong vũ trụ.

Theo SciTech Daily, nguồn năng lượng nói trên các nhà thiên văn học gọi là BOAT - vụ nổ tia gamma (GRB) sáng nhất mọi thời đại.

Kính viễn vọng không gian tia gamma Fermi của NASA đã thu thập được dữ liệu về nguồn năng lượng mạnh hơn bất cứ gì từng được ghi nhận - Ảnh: NASA

Kính viễn vọng không gian tia gamma Fermi của NASA đã thu thập được dữ liệu về nguồn năng lượng mạnh hơn bất cứ gì từng được ghi nhận - Ảnh: NASA

BOAT, trước đây được gọi là GRB 221009A, đã bùng nổ vào ngày 9-10-2022 và nhanh chóng làm bão hòa hầu hết các máy dò tia gamma trên quỹ đạo, bao gồm cả những máy trên Fermi.

Điều này có nghĩa các công cụ vô cùng mạnh như Fermi vẫn chưa thể đo được phần dữ dội nhất của vụ bùng nổ năng lượng được cho là sáng nhất từng xuất hiện trên bầu trời Trái Đất trong 10.000 năm.

Giờ đây, một nhóm khoa học gia quốc tế đã giải mã được phần nào bí ẩn.

Họ tập trung đi tìm câu trả lời cho nghi vấn chính: Điều gì đã tạo nên vụ bùng nổ năng lượng này?

Nguồn có khả dĩ nhất là sự hủy diệt của các electron và các phản vật chất của chúng gọi là positron, theo đồng tác giả Gor Oganesyan từ Viện Khoa học Gran Sasso và Phòng thí nghiệm Quốc gia Gran Sasso (Ý).

"Khi một electron và một positron va chạm, chúng hủy diệt nhau, tạo ra một cặp tia gamma có năng lượng 0,511 MeV" - TS Oganesyan giải thích.

Nếu cách giải thích này là đúng, để tạo ra vạch phát xạ đạt đỉnh ở mức 12 MeV, các hạt hủy diệt phải di chuyển về phía chúng ta với tốc độ khoảng 99,9% tốc độ ánh sáng.

Các thông số này khá phù hợp với giả thuyết về nguồn phổ biến nhất có thể phát ra bức xạ gamma, đó là cái chết của những ngôi sao siêu khổng lồ.

Theo lý thuyết, các ngôi sao siêu khổng lồ cạn kiệt nhiên liệu có thể sụp đổ và hình thành một lỗ đen quay nhanh.

Vật chất rơi vào lỗ đen cung cấp năng lượng cho các tia hạt hướng ngược nhau, xuyên qua các lớp ngoài của ngôi sao với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng. Chúng ta phát hiện ra GRB khi một trong những tia này hướng gần như trực tiếp về phía Trái Đất.

Lý thuyết nói trên đã được đưa ra từ lâu, nhưng vẫn còn một vài điểm mà các nhà khoa học chưa hiểu rõ.

Vì vậy, dữ liệu của Fermi về BOAT hứa hẹn sẽ còn cung cấp thêm nhiều manh mối cho quá trình bùng nổ năng lượng chết chóc của những vì sao lớn.

Và nó cũng cho thấy Fermi của NASA đủ sức cung cấp thêm một số ví dụ tương tự, nếu có các vụ bùng nổ năng lượng giống vậy xảy ra trong tương lai.

Nguồn: [Link nguồn]

Hành tinh Percival nằm cách Trái Đất 310 năm ánh sáng, bên trong vùng sự sống của một ngôi sao loại G.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thu Anh ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN