NASA: Đá mặt trăng cung cấp đủ oxy cho 8 tỷ người Trái đất trong 100.000 năm

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

NASA kỳ vọng sẽ hút được oxy bị mắc kẹt trong các tảng đá trên Mặt trăng và tin rằng, nguồn oxy này đủ cung cấp cho 8 tỷ người Trái đất trong 100.000 năm, theo Daily Star.

NASA cho biết, đá mặt trăng có thể cung cấp đủ oxy cho 8 tỷ người Trái đất trong 100.000 năm

NASA cho biết, đá mặt trăng có thể cung cấp đủ oxy cho 8 tỷ người Trái đất trong 100.000 năm

Trái với suy nghĩ của nhiều người, mặc dù bầu khí quyển của Mặt trăng rất mỏng nhưng có rất nhiều oxy hiện diện trên vệ tinh của Trái đất. Tuy nhiên, oxy không ở dạng khí.

Thay vào đó, oxy bị mắc kẹt trong lớp đá và bụi mịn bao phủ trên bề mặt Mặt trăng được gọi là regolith (lớp đất mặt).

NASA tin rằng nếu họ có thể hút oxy từ lớp đất mặt này, thì Mặt trăng có khả năng sẽ trở thành nguồn hỗ trợ sự sống đáng kể cho con người.

Một lượng lớn oxy được cho là bị mắc kẹt trong đá Mặt trăng.

Một lượng lớn oxy được cho là bị mắc kẹt trong đá Mặt trăng.

Hiện NASA đã hợp tác với Cơ quan Vũ trụ Australia để gửi một tàu thám hiểm do Australia sản xuất lên mặt trăng để thu thập đá Mặt trăng, The Sun đưa tin.

Bề mặt của Mặt trăng có rất nhiều oxy bị giữ lại dưới dạng các ôxít của silic, nhôm, sắt và magiê trong khi lớp đất mặt có 45% oxy.

Việc cần làm hiện này là phá vỡ các khoáng chất tạo nên đá Mặt trăng để giải phóng oxy. Các nhà khoa học dự tính sẽ sử dụng năng lượng Mặt trời trên Mặt trăng để giải quyết việc này.

NASA tin rằng nếu chúng ta có thể khai thác lượng oxy đó, thì Mặt Trăng có thể cung cấp oxy hỗ trợ sự sống cho con người trên Trái đất trong khoảng 100.000 năm.

Những tảng đá Mặt trăng vẫn đang được thu thập thông qua sứ mệnh Artemis của NASA và được sử dụng để nghiên cứu thêm cho đến khi họ tìm ra cách khai thác chúng một cách hiệu quả.

Nguồn: [Link nguồn]

Phát hiện phiên bản tương phản của Trái Đất, 1 năm chỉ dài 8 giờ

GJ 367b là một trong những hành tinh nhỏ nhất được phát hiện và có những tính chất không tưởng, y hệt một viên đạn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bảo Tuấn (theo Daily Star) ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN