Kính thiên văn “săn tìm người ngoài hành tinh” bắt được 35 tín hiệu lạ

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Nhấp nháy theo một kiểu khó hiểu chưa từng thấy, 35 tín hiệu vô tuyến mới khiến các nhà khoa học bối rối.

Đó là 35 tín hiệu dạng chớp sóng vô tuyến (FRB), được theo dõi bởi Mảng kính thiên văn Allen (ATA) của Viện SETI (Viện Tìm kiếm trí thông minh ngoài Trái Đất - Mỹ).

Chớp sóng vô tuyến từng được nhiều đài quan sát trên khắp Trái Đất bắt được. Tuy nhiên, 35 tín hiệu mà ATA theo dõi lại hoàn toàn khác biệt.

Chúng đều là dạng tín hiệu lặp đi lặp lại rất hiếm. Không những vậy, các tín hiệu này còn nhấp nháy theo một kiểu khó hiểu, lập dị.

"Chiến binh" săn tìm người ngoài hành tinh ATA - Ảnh: VIỆN SETI

"Chiến binh" săn tìm người ngoài hành tinh ATA - Ảnh: VIỆN SETI

Một trong các nguồn tín hiệu lạ lùng nhất được đưa vào phân tích là FRB 20220912A. Theo dõi nguồn này trong hơn 541 giờ, các nhà khoa học nhận ra các đợt bức xạ của nó bao trùm một dải tần số rộng trong vùng sóng vô tuyến của phổ điện từ.

Từ đó, một mô hình hấp dẫn, chưa từng thấy về chớp sóng vô tuyến được lập nên. Theo Live Sicence, các tác giả cho biết dữ liệu mới có thể giúp làm sáng tỏ nguồn gốc của loại tín hiệu này trong không gian sâu, đặc biệt là những cái lặp đi lặp lại.

Có rất nhiều giả thuyết về chớp sóng vô tuyến từng được đưa ra, bao gồm các vụ sáp nhập sao neutron, lỗ đen... và cả từ các nền văn minh ngoài Trái Đất.

Các nhà khoa học thường nghiêng về giả thuyết rằng chúng đến từ sao neutron hay lỗ đen. Tuy nhiên, nếu là nguồn tự nhiên, dạng tín hiệu lặp đi lặp lại; đặc biệt là lặp lại như có tiết tấu, nhiều lần như những gì Viện SETI thu thập được trở thành điều khá vô lý.

"Chúng tôi đang thu hẹp nguồn FRB cho các vật thể cực đoan như sao từ, nhưng không có mô hình nào giải thích được tất cả các đặc tính đã được quan sát cho đến nay" - TS Sofia Sheikh từ Viện SETI cho biết.

Sao neutron vốn là vật thể "thây ma", tàn tích của một ngôi sao khổng lồ từng nổ tung một lần. Trong khi đó, sao từ là dạng mạnh mẽ đặc biệt của sao neutron, từ trường gấp 1.000 lần sao neutron bình thường và khoảng 4 triệu lần so với Trái Đất.

Do những thứ thu thập được không hoàn toàn khớp với mô hình về sao neutron, các nhà khoa học vẫn có hy vọng tìm ra một thứ gì đó khác là "thủ phạm" phát ra chớp sóng vô tuyến.

Ngoài ra, nghiên cứu này chứng minh sức mạnh của ATA, một kính viễn vọng được thiết kế đặc biệt để tìm kiếm những tín hiệu vô tuyến xa xôi nhất, mong manh nhất từ người ngoài hành tinh.

Nguồn: [Link nguồn]

Kính James Webb bắt trọn hình ảnh tuyệt đẹp của sao Thiên Vương

Hình ảnh sao Thiên Vương mới của kính viễn vọng James Webb trông giống như một cánh cổng dẫn đến một chiều không gian khác.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN