Kính James Webb bắt trọn hình ảnh tuyệt đẹp của sao Thiên Vương

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Hình ảnh sao Thiên Vương mới của kính viễn vọng James Webb trông giống như một cánh cổng dẫn đến một chiều không gian khác.

Theo Engadget, như một cột mốc đáng nhớ để chuẩn bị kỷ niệm hai năm hoạt động, kính viễn vọng Không gian James Webb (JWST) đã bắt được thước ảnh đẹp mắt và chi tiết nhất về hành tinh băng giá sao Thiên Vương (Uranus).

Bức ảnh đã mang đến cái nhìn lạ mắt về ngôi sao Thiên Vương, tựa như một viên đá cẩm thạch màu xanh tỏa ra gợn sáng rực rỡ giữa một đại dương đen thăm thẳm. Hình ảnh được chụp lại qua bộ lọc hồng ngoại NIRCam của kính JWST với độ chi tiết chưa từng có trước đây về ngôi sao và các vành đai của nó.

So với những hình ảnh về sao Thiên Vương được chụp bởi tàu thăm dò Voyager 2 vào những năm 1980, kính viễn vọng JWST hiện đại đã vẽ ra một bức tranh sống động hơn. Nhờ khả năng thu nhận ánh sáng trong phổ hồng ngoại, các cảm biến của tàu tiết lộ một “thế giới băng kỳ lạ chứa đầy những đặc điểm khí quyển thú vị”, nhóm vận hành kính viễn vọng đã mô tả.

Hình ảnh về sao Thiên Vương mới nhất do kính JWST chụp được.

Hình ảnh về sao Thiên Vương mới nhất do kính JWST chụp được.

Hình ảnh của JWST cho thấy các vành đai bao quanh hành tinh, trong đó có cả vành đai Zeta nằm trong cùng vốn rất mờ nhạt, rải rác và khó nắm bắt của sao Thiên Vương. Kính còn chụp được cả hình ảnh chỏm mây vùng cực bắc của nó, là đốm màu trắng nằm gần giữa hình ảnh.

Bức ảnh cũng chụp được 14 trong số 27 mặt trăng của Sao Thiên Vương. Trong số các thiên thể quay quanh ngôi sao, trong hình có sự hiện diện của các mặt trăng Oberon, Titania, Umbriel, Juliet, Perdita, Rosalind, Puck, Belinda, Desdemona, Cressida, Ariel, Miranda, Bianca và Portia.

Nói về băng, sao Thiên Vương có rất nhiều băng, vì nó có độ nghiêng trục cực rất lớn, lên tới 97,77 độ. Điều này khiến cho một nửa hành tinh luôn chìm trong bóng tối, trong khi nửa còn lại luôn được Mặt Trời chiếu sáng. Nhiệt độ bề mặt của sao Thiên Vương rất thấp, chỉ khoảng -224 độ C, vì nó cách xa Mặt Trời đến 2,87 tỷ km.

Các nhà thiên văn học tin rằng những hình ảnh của kính JWST sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về Sao Thiên Vương, đặc biệt là vành Zeta của nó, cho các sứ mệnh trong tương lai. Có thể xem chi tiết hình ảnh mới của kính JWST tại địa chỉ này.

Nguồn: [Link nguồn]

Phát hiện lỗ đen cổ xưa nhất vũ trụ, già hơn Trái Đất 8 tỉ năm

Kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới James Webb đã tìm thấy một lỗ đen quái vật ra đời sau vụ nổ Big Bang 440 triệu năm

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo BẠCH NGÂN ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN