Kinh nghiệm chụp ảnh "trăng máu" sắp diễn ra vào sáng 28/7

Sự kiện: Công nghệ

Nếu không có kính thiên văn, bạn hoàn toàn có thể sử dụng camera điện thoại, máy ảnh du lịch, máy ảnh DSLR để chụp Mặt Trăng.

Vào rạng sáng mai (28/7), người Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới sẽ được chiêm ngưỡng một hiện tượng thiên văn kỳ thú, đó là nguyệt thực toàn phần. Đây là lần thứ 2 và cũng là lần cuối xảy ra nguyệt thực trong năm 2018.

Kinh nghiệm chụp ảnh "trăng máu" sắp diễn ra vào sáng 28/7 - 1

Mắt thường sẽ nhìn thấy Mặt Trăng đổi màu khi xảy ra nguyệt thực.

Trong bài đăng trên trang Vật lý Thiên văn, anh Nông Hoàng Sơn (Hội Thiên văn nghiệp dư Hà Nội) cho rằng, quan sát thôi là chưa đủ, có thể bạn sẽ muốn lưu giữ lại hiện tượng thú vị này để có thể chia sẻ với bạn bè và mọi người. Nếu bạn đã có trong tay một chiếc camera bất kỳ thì việc này vô cùng đơn giản, sau đây là một vài chia sẻ nho nhỏ có thể giúp các bạn ghi lại được những bức hình đẹp nhất.

Đồng thời, anh Sơn cũng chia sẻ một số kinh nghiệm chụp ảnh Mặt Trăng khi xảy ra hiện tượng nguyệt thực toàn phần hay còn được nhiều người gọi là "trăng máu":

Đối với camera điện thoại

Để chụp được hình trên thiết bị di động của mình, bạn nên trang bị những mắt kính tele đi kèm có thể gắn trực tiếp ra mặt sau, điều này sẽ hỗ trợ phần nào khả năng phóng đại của camera. Hoặc bạn cũng có thể chụp gián tiếp thông qua ống nhòm hoặc kính thiên văn, hình ảnh thu được sẽ khá bất ngờ. Nếu không có các dụng cụ hỗ trợ thì bạn vẫn hoàn toàn có thể chụp bằng tay không.

Cách cài đặt như sau:

Đối với chụp trực tiếp, bạn nên đặt điện thoại lên một vị trí tựa chắc chắn hoặc trên một tripod, điều này sẽ giúp ảnh không bị rung do tay và có máy có thể chụp ở tốc độ rất thấp mà hình không bị nhòe. Các bạn không nên sử dụng chế độ zoom trong điện thoại vì nó không giải quyết được vấn đề gì ngoài việc làm giảm độ chi tiết của ảnh, do đó hãy cứ chụp bình thường và phóng lớn lên sau ở khâu hậu kỳ.

Do điều kiện ánh sáng trong pha toàn phần rất yếu nên bạn hãy hạ thấp tốc độ chụp xuống thấp nhất có thể, và từ từ tăng dần tốc độ khi Mặt Trăng bắt đầu sáng hơn ở pha một phần (thời gian chụp có thể tính bằng giây hoặc lâu hơn tùy loại máy, vì vậy điều cực kỳ cần thiết là bạn phải giữ máy bất động trong thời gian chụp), đặt mức ISO trong khoảng từ 200 - 400 để hạn chế nhiễu. Thiết lập cân bằng trắng ở chế độ ánh sáng Mặt Trời ban ngay (trong khoảng 5.000 - 6.000k), chọn chế độ lấy nét bằng tay để lấy nét chuẩn nhất vào một vật ở rất xa (như tòa nhà hay ánh đèn phía xa chẳng hạn), và nếu máy có khả năng, hãy chụp ở định dạng RAW, điều này sẽ rất tốt cho khâu hậu kỳ.

Kinh nghiệm chụp ảnh "trăng máu" sắp diễn ra vào sáng 28/7 - 2

Nếu không có kính thiên văn, bạn hoàn toàn có thể sử dụng camera điện thoại, máy ảnh du lịch, máy ảnh DSLR để chụp Mặt Trăng.

Đối với máy ảnh du lịch

Máy ảnh du lịch có lợi thế hơn so với điện thoại ở khả năng zoom quang học (từ 3x cho tới 60x tùy loại). Hãy thiết đặt ở chế độ chỉnh tay hoàn toàn hoặc bán tự động. ISO thay đổi linh động từ 100 - 800 tùy độ sáng trong các pha của Mặt Trăng, đặt máy lên một mặt cố độ hoặc tripod để có thể chụp ở tốc độ thấp, lấy nét ra vô cực, chụp hẹn giờ sau vài giây để tránh rung do tay. Việc thay đổi khẩu độ trong máy ảnh du lịch không mang lại nhiều thay đổi cho lắm nên việc này bạn cứ để máy tự lo liệu, và hãy chụp file RAW nếu có thể.

Cách cài đặt như sau:

- Đầu tiên, chỉnh máy ảnh của bạn sang chế độ Manual (hoặc chế độ nào cho phép bạn tuỳ chỉnh các thông số).

- Tắt đèn flash.

- Chỉnh sang chế độ lấy nét ở vô cực. Ở các máy ảnh du lịch chế độ này thường có dạng chế độ phong cảnh (Scenery-Landscape) với biểu tượng SCN hay hình ngọn núi.

- Sau đó, bạn cần chuyển tùy chọn Metering về Spot. Việc này giúp hình ảnh Mặt Trăng được rõ nét và không bị loá trông như chụp bóng đèn.

- Cuối cùng, hướng máy ảnh về Mặt Trăng và zoom hết cỡ.

Để tránh cho ảnh bị nhoè do rung tay, bạn nên sử dụng chân máy ảnh. Nếu không có chân máy ảnh, bạn có thể đặt chế độ cho máy chụp liên tiếp nhiều ảnh một lúc để chọn được bức ảnh tốt nhất.

Đối với các dòng máy gương lật (DSLR)

Đây thực sự là một thiết bị hoàn hảo cho bất kỳ một đối tượng nào, và Mặt Trăng không phải là ngoại lệ. Không có gì tuyệt vời hơn khi bạn có trong tay một ống tele cỡ 200 ~ 400mm, một tripod chắc chắn và một kính lọc Mặt Trăng (nếu có). DSLR quá thông minh nên khuyến khích bạn nên chụp ở chế độ ưu tiên khẩu độ Av.

Cách cài đặt như sau:

- Hãy khép khẩu xuống f8 - f11 để đảm bảo độ sắc nét, ánh sáng sẽ được ISO và tốc độ lo liệu.

- Bạn nên tắt chế độ khử nhiễu trên máy ảnh để có một bức ảnh chân thật chất, và có thể bạn sẽ phải trừ đi vài Ev vì khung cảnh bạn định chụp sẽ rất chênh sáng, hãy sử dụng chế độ đo sáng điểm để máy đo sáng tốt nhất.

- Tắt chế độ chống rung trên ống kính nếu bạn đặt máy trên tripod. Và đương nhiên rồi, hãy chụp ở định dang Raw. Sử dụng dây bấm mềm hoặc chụp trễ sau 2 giây để tránh rung, nếu bạn khắt khe hơn thì hãy khóa gương lật trước khi chụp.

Làm thế nào để chụp ảnh xóa phông vào ban đêm?

Tùy vào mỗi trường hợp mà bạn có thể vận dụng một hay nhiều mẹo hay chụp ảnh xóa phông vào ban đêm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PV ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN