Hành trình của Sophia - nữ robot giống người nhất thế giới

Sự kiện: Công nghệ

Thế giới tương lai hiện ra trước mắt qua cuộc hành trình của Sophia, robot có khuôn mặt giống người và biểu cảm đa dạng nhất.

Sophia là robot hình người được thiết kế tinh vi nhất ở thời điểm hiện tại, cô người máy được chế tạo bởi công ty Hanson Robotics của Hồng Kông. Được thiết kế trong suốt giúp người ngoài có thể nhìn thấy tận bên trong hộp sọ chứa đầy vi mạch của Sophia. Robot còn được trang bị mạng lưới thần kinh tiên tiến và các điều khiển động cơ tinh tế, cho phép cỗ máy mô phỏng được các tương tác xã hội như con người.

Người ngoài có thể thấy tận bên trong hộp sọ của Sophia nhờ thiết kế trong suốt. Robot còn được trang bị mạng lưới thần kinh tiên tiến và các điều khiển động cơ tinh tế cho phép cỗ máy mô phỏng các tương tác xã hội của con người. Ảnh: Giulio Di Sturco.

Người ngoài có thể thấy tận bên trong hộp sọ của Sophia nhờ thiết kế trong suốt. Robot còn được trang bị mạng lưới thần kinh tiên tiến và các điều khiển động cơ tinh tế cho phép cỗ máy mô phỏng các tương tác xã hội của con người. Ảnh: Giulio Di Sturco.

Các kỹ sư làm việc tại phòng thí nghiệm Hanson Robotics, đây là “nhà của Sophia” tại Hồng Kông. Ảnh: Giulio Di Sturco.

Các kỹ sư làm việc tại phòng thí nghiệm Hanson Robotics, đây là “nhà của Sophia” tại Hồng Kông. Ảnh: Giulio Di Sturco.

Ngoại hình của Sophia được chế tạo dựa theo hình mẫu của huyền thoại minh tinh màn bạc quá cố Audrey Hepburn và một phần là từ người vợ của chính nhà thiết kế robot David Hanson. Các nhà khoa học tạo ra Sophia nhằm bắt chước theo các hành vi xã hội và truyền cảm hứng về tình yêu và lòng trắc ẩn ở con người.

Hình mẫu của Sophia phần nào được thiết kế giống với nữ diễn viên huyền thoại xinh đẹp Audrey Hepburn. Ảnh: Giulio Di Sturco.

Hình mẫu của Sophia phần nào được thiết kế giống với nữ diễn viên huyền thoại xinh đẹp Audrey Hepburn. Ảnh: Giulio Di Sturco.

Kỹ sư âm thanh ở phòng thí nghiệm đang làm việc với Sophia trong một buổi phỏng vấn với báo chí. Ảnh: Giulio Di Sturco.

Kỹ sư âm thanh ở phòng thí nghiệm đang làm việc với Sophia trong một buổi phỏng vấn với báo chí. Ảnh: Giulio Di Sturco.

Kể từ khi cô người máy ra mắt vào năm 2016, Sophia đã trở thành ngôi sao sáng chói. Cô tham gia vào các chương trình TV, xuất hiện trên trang bìa của tạp chí ELLE và thậm chí được bổ nhiệm là người đổi mới sáng tạo đầu tiên không phải là con người của Liên Hiệp Quốc.

Biểu đồ gương mặt người được các kỹ sư tạo ra nhằm mô phỏng khuôn mặt chúng ta, từ đó giúp cô người máy có thể biểu đạt cảm xúc. Ảnh: Giulio Di Sturco.

Biểu đồ gương mặt người được các kỹ sư tạo ra nhằm mô phỏng khuôn mặt chúng ta, từ đó giúp cô người máy có thể biểu đạt cảm xúc. Ảnh: Giulio Di Sturco.

Cận cảnh bàn tay trong suốt của người máy Sophia. Ảnh: Giulio Di Sturco.

Cận cảnh bàn tay trong suốt của người máy Sophia. Ảnh: Giulio Di Sturco.

Di Sturco là nhiếp ảnh gia đầu tiên được đặt chân vào phòng thí nghiệm Hanson Robotics. Ông không khỏi ngỡ ngàng và choáng ngợp bởi cảnh tượng tràn ngập những chi tiết máy móc cùng các bộ phận robot đang được nhóm kỹ sư ghép lại với nhau. Càng ngạc nhiên hơn là cô người máy Sophia, mới đầu không hề nhận biết sự có mặt của camera ghi hình nhưng chỉ sau 3 ngày, Sophia đã có thể giao tiếp tạo dáng với máy quay.

Ben Goertzel là một trong những nhà khoa học về trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới đang tham quan phòng thí nghiệm Hanson Robotics. Ảnh: Giulio Di Sturco.

Ben Goertzel là một trong những nhà khoa học về trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới đang tham quan phòng thí nghiệm Hanson Robotics. Ảnh: Giulio Di Sturco.

Phòng thí nghiệm robot Hanson cũng ra mắt sản phẩm cho ngành giáo dục khi chế tạo robot có ngoại hình giống với thiên tài Albert Einstein. Ảnh: Giulio Di Sturco.

Phòng thí nghiệm robot Hanson cũng ra mắt sản phẩm cho ngành giáo dục khi chế tạo robot có ngoại hình giống với thiên tài Albert Einstein. Ảnh: Giulio Di Sturco.

Sophia làm gợi nhớ đến những chú robot có khả năng tự nhận thức từng được chế tạo, nhưng rõ ràng, không một robot nào có thể đạt đến ngưỡng trí tuệ tổng hợp nhân tạo (AGI) hay sự thông minh linh hoạt như con người. Cụ thể là khi Sophia trả lời với các nhà báo bằng những đoạn chat đã được lập trình sẵn nhưng rất linh hoạt và khéo léo.

Robot Albert Einstein với những biểu cảm từng là nguyên mẫu để tạo ra Sophia. Ảnh: Giulio Di Sturco.

Robot Albert Einstein với những biểu cảm từng là nguyên mẫu để tạo ra Sophia. Ảnh: Giulio Di Sturco.

“Cô” đang chuẩn bị cho một hoạt động tại phòng thí nghiệm Hanson Robotics. Ảnh: Giulio Di Sturco.

“Cô” đang chuẩn bị cho một hoạt động tại phòng thí nghiệm Hanson Robotics. Ảnh: Giulio Di Sturco.

Dù truyền thông thường xuyên thổi phồng và phóng đại khả năng của Sophia, nhưng về phía những người sáng tạo, biểu cảm mà “cô” thể hiện thật sự đã là kỳ tích lớn. Các mạng lưới thần kinh của robot cho phép “cô” phân biệt cảm xúc của ai đó từ giọng nói và nét mặt của họ và phản ứng bằng hiện vật. Sophia cũng có thể phản ánh tư thế của mọi người và tạo ra các trạng thái cảm xúc trên khuôn mặt tương ứng.

Sinh viên Đại học Hồng Kông tham gia buổi thiền cùng Sophia. Ảnh: Giulio Di Sturco.

Sinh viên Đại học Hồng Kông tham gia buổi thiền cùng Sophia. Ảnh: Giulio Di Sturco.

Nhìn từ phía sau lưng của Sophia cho thấy sự phức tạp và tỉ mỉ của các chi tiết công nghệ. Ảnh: Giulio Di Sturco.

Nhìn từ phía sau lưng của Sophia cho thấy sự phức tạp và tỉ mỉ của các chi tiết công nghệ. Ảnh: Giulio Di Sturco.

Nhà khoa học Ben Goertzel, người thiết kế bộ não cho Sophia cho rằng: “Những gì mà robot thể hiện chưa thể được gọi là AGI và để đạt tới cấp độ đó cũng không phải dễ dàng. Nhưng phải nói, công nghệ làm ra nó là một bước tiến vượt trội, đó sự nâng cấp lớn về nhận thức, hành động và ý nghĩa của robot.”

Nguồn: [Link nguồn]

Sau Covid-19, liệu chúng ta sẽ 'sống ảo' toàn thời gian?

Hầu như mọi ngành nghề đều được trực tuyến hóa và Covid-19 khiến quá trình này được thúc đẩy nhanh hơn. Tuy nhiên,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Tuệ Huy (Theo National Geographic) ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN