Hành tinh 2 mặt dễ sống như Trái Đất nhờ đại dương "siêu tốc"

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Những thế giới quay cực gần và bị khóa bởi các sao lùn đỏ có thể sở hữu sự sống nhờ những dòng hải lưu chảy nhanh hơn tốc độ quay của hành tinh.

Nghiên cứu vừa công bố trực tuyến trên arxiv.org của Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) cho thấy những hành tinh như Proximia b hoàn toàn có thể sống được như nghi ngờ ban đầu, cho dù thời gian qua có bằng chứng hết sức bất lợi cho thấy nó có thể bị "khóa" bởi sao mẹ.

Ảnh đồ họa mô tả Proxima b, một hành tinh 2 mặt có thể tồn tại sự sống nhờ vào đại dương "siêu tốc" - Ảnh đồ họa từ NASA

Ảnh đồ họa mô tả Proxima b, một hành tinh 2 mặt có thể tồn tại sự sống nhờ vào đại dương "siêu tốc" - Ảnh đồ họa từ NASA

"Khóa" là tình trạng một thiên thể chịu lực hấp dẫn quá lớn của thứ mà nó quay quanh, khiến nó chỉ xoay duy nhất một bán cầu về phía thiên thể mẹ. Mặt trăng của Trái Đất là một ví dụ. Proxima b và nhiều hành tinh khác quay cực gần sao lùn đỏ cũng thế. Vì bị khóa, nó sẽ có một mặt chỉ toàn ban ngày và rất nóng, mặt còn lại chỉ có ban đêm và lạnh giá. Đó là một điều kiện rất bất lợi cho sự sống

Thế nhưng 2 tác giả chính của nghiên cứu – tiến sĩ Yaoxuan Zeng và Jun Yang phát hiện ra rằng nếu thế giới đó sở hữu vùng biển rộng với các dòng hải lưu chảy quanh hành tinh nhanh hơn tốc độ tự quay, hành tinh đó sẽ được làm mát ở mặt ban ngày và làm ấm ở mặt ban đêm. Nguyên nhân là các dòng hải lưu nhanh sẽ liên tục chuyển nhiệt lượng từ mặt bên ngày sang mặt bên kia của hành tinh.

Công trình được thực hiện thông qua sự đối chiếu dữ liệu từ 2 "thợ săn ngoại hành tinh" TESS và Kepler của NASA với chính dữ liệu về Trái Đất của chúng ta. Trái Đất thật ra khó sống hơn tưởng tượng, bởi trục của nó bị nghiêng và nhận được nhiệt lượng không đều. Tuy nhiên gió và các dòng hải lưu đã tự cân bằng mọi thứ, khiến hầu hết đất đai trên Trái Đất có thể ở được. Đó cũng là cách các "thế giới bị khóa" sẽ làm.

Điều này có thể những bầu khí quyển "siêu tốc" cũng có thể mang giá trị tương tự, với những cơn gió đủ mang hơi nóng từ mặt ban ngày đến mặt ban đêm và mang cái lạnh theo hướng ngược lại.

Theo tờ Space, điều này có nghĩa rất nhiều thế giới tưởng chừng chết chóc quanh chúng ta có thể là nơi sự sống ngoài hành tinh tìm thấy. Đơn cử là Proxima b: một nghiên cứu công bố trên Nature hồi năm 2016, thực hiện bởi nhiều nhà khoa học từ 8 quốc gia trên thế giới cho thấy hành tinh này vừa nằm trong "vùng sự sống" của sao mẹ, vừa có kích thước khá phù hợp là 1,3 lần Trái Đất và có bầu khí quyển. Các nhà khoa học như chắc chắn nó sống được, cho đến khi manh mối về sự "2 mặt" do bị khóa được hé lộ.

Nguồn: [Link nguồn]

Tìm thấy ”mầm sự sống” trên chiếc đuôi của sao chổi ma quái

Chiếc đuôi phát sáng rực rỡ của sao chổi Catalina có thể lý giải cách mà vật liệu được xem là "chìa khóa của sự...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thu Anh ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN