Giới khoa học tìm ra lời giải cho câu hỏi “Con gà có trước hay quả trứng có trước?”

Sự kiện: Bí ẩn khoa học

Câu hỏi “hack não” nhất mọi thời đại dường như đã có lời giải sau một công bố mới của các nhà khoa học.

Theo tờ Daily Mail, câu hỏi “Con gà có trước hay quả trứng có trước?” từ lâu đã khiến mọi người trên khắp thế giới phải đau đầu và không ngừng tranh luận về kết quả.

Cho đến mới đây, giới khoa học dường như đã đưa ra được đáp án cho câu hỏi hóc búa nhất về sự tiến hóa này. Theo đó, các nhà khoa học ở Đại học Nam Kinh (Trung Quốc) và Đại học Bristol (Vương quốc Anh) đã công bố về kết quả nghiên cứu của họ trên tạp chí Nature Ecology & Evolution.

Các nhà khoa học cho biết đã nghiên cứu và phân tích 51 loài động vật đã tuyệt chủng thông qua hóa thạch và 29 loài còn sống, phân loại chúng thành hai nhóm gồm: các loài đẻ trứng (gồm trứng vỏ cứng hoặc vỏ mềm) và các loài sinh con.

Sau đó, họ phát hiện ra rằng loài bò sát tổ tiên sớm nhất của gà, có niên đại hàng triệu năm trước khi khủng long tiến hóa, có thể không đẻ trứng như những gì chúng ta quan niệm trước đây, mà chúng là động vật sinh con.

Con gà có trước hay quả trứng có trước?

Con gà có trước hay quả trứng có trước?

Nhưng điều đáng lưu ý là loài bò sát này khi đó vẫn chưa có màng ối, nên trên thực tế thay vì sinh con, chúng sẽ giữ trứng trong cơ thể cho đến khi con non phát triển đủ sẽ được sinh ra. Đây được gọi là trứng màng ối.

Theo các nhà khoa học, mặc dù trứng có vỏ cứng thường được coi là một trong những bước ngoặt vĩ đại nhất trong quá trình tiến hóa, nhưng nghiên cứu mới của họ lại nhận thấy rằng chính khả năng lưu giữ phôi kéo dài (trứng màng ối) này đã mang lại bảo vệ tối ưu cho khả năng sống sót và sinh tồn cho nhóm động vật tổ tiên của loài gà.

Giáo sư Michael Benton của Đại học Bristol cho biết: “Trước khi có màng ối, những động vật trên cạn đầu tiên đều tiến hóa các chi từ vây cá và thường có thói quen lưỡng cư. Tức là sống gần hoặc trong nước để kiếm ăn và sinh sản, tương tự các loài lưỡng cư ngày nay như ếch và kỳ nhông”.

“Khi màng ối xuất hiện cách đây 320 triệu năm, chúng có thể thoát khỏi nước bằng cách phát triển lớp da không thấm nước và một số cách khác để kiểm soát sự mất nước. Đây được coi là bước ngoặt của quá trình tiến hóa. Lúc này, trứng màng ối đóng vai trò rất quan trọng. Nó được coi là một "cái ao riêng", trong đó con non được bảo vệ khỏi bị khô ở vùng khí hậu ấm áp và cho phép con mẹ di chuyển ra khỏi vùng nước để dần thống trị vùng đất trên cạn”, giáo sư cho biết thêm.

“Công trình nghiên cứu của chúng tôi và của nhiều người khác trong những năm gần đây sẽ ném các lý thuyết về cách sinh sản của bò sát cổ đại trong sách giáo khoa vào thùng rác”, ông tự tin tuyên bố.

Trưởng nhóm nghiên cứu là giáo sư Baoyu Jiang của đại học Nam Kinh, cho rằng kết quả nghiên cứu sẽ giúp vén màn bí ẩn, thay đổi nhiều quan niệm về các loài động vật cổ đại, cũng như đưa ra được lời giải cho câu hỏi “Con gà có trước hay quả trứng có trước?”

Nguồn: [Link nguồn]

Phát hiện dạng sống vô danh còn sót lại từ 1,6 tỷ năm trước

Một sinh vật bí ẩn được cho là đã tồn tại qua hàng tỷ năm vừa được các nhà khoa học phát hiện.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Phong ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN