Đến hành tinh khác, máu của con người sẽ "mất màu"?

Sự kiện: Bí ẩn khoa học

Một trở ngại lớn cho các cuộc thám hiểm và thậm chí là định cư liên hành tinh vừa được phát hiện bởi các nhà khoa học Canada.

Công trình vừa công bố trên tạp chí Nature Medicine cho thấy máu người đã không tiến hóa phù hợp cho môi trường vũ trụ, cụ thể là hiện tượng các tế bào hồng cầu "tự hủy" nhanh chóng.

Giáo sư - bác sĩ Guy Trudel từ Bệnh viện Ottawa và Đại học Ottawa (Canada) nói trên tờ Sci-News: "Thiếu máu không gian đã được các phi hành gia báo cáo liên tục khi họ quay trở về Trái Đất kể từ những sứ mệnh không gian đầu tiên, nhưng chúng tôi không biết tại sao".

Đến hành tinh khác, máu của con người sẽ "mất màu"? - 1

Trong nghiên cứu mới, họ đã đối chiếu những gì xảy ra trong cơ thể những phi hành gia làm việc tại Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS trong vòng 6 tháng với người vẫn ở liên tục trên Trái Đất và phát hiện ra điều gây sốc: việc đến và ở lại trạm vũ trụ đã khiến tốc độ tự hủy của hồng cầu tăng lên tới 54%.

Việc hồng cầu tự hủy là một cơ chế bình thường của cơ thể, nhưng nếu nó xảy ra nhanh đến bất thường thì chắc chắn sẽ gây thiếu máu nặng, đe dọa sức khỏe và thậm chí cả tính mạng.

Kiểm tra tại thời điểm vừa trở về Trái Đất, tốc độ hủy hồng cầu vẫn cao hơn 30% so với trước đó và mãi 4 tháng sau cơ thể họ mới trở lại bình thường.

Theo Science Alert, điều này sẽ khiến các nhà nghiên cứu không gian phải tính toán lại cho các chuyến du hành liên hành tinh, xây căn cứ ngoài vũ trụ.... mà họ đã dự tính trong thời gian qua. Vì rõ ràng một chuyến đi dài có thể giết chết các phi hành gia. Cơ chế của việc hủy hồng cầu nhanh chóng này vẫn chưa rõ ràng.

Tuy nhiên, ngoài cung cấp cơ sở để tính toán lại việc chăm sóc sức khỏe cho các phi hành gia (chế độ ăn phù hợp, theo dõi sức khỏe, hạn chế tác động của các yếu tố vũ trụ), phát hiện mới này có thể cung cấp con đường mới để can thiệp cho các bệnh nhân thiếu máu thông thường ở Trái Đất.

Nguồn: [Link nguồn]

Lần đầu tiên phát hiện hành tinh hình... bầu dục

Mặc dù các hành tinh hơi bị méo đi vì lực hấp dẫn của sao mẹ đã từng được ghi nhận, nhưng đây là lần đầu tiên...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN