Đêm nay, Việt Nam đón mưa sao băng cực lớn từ "chòm sao đã chết"

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

(NLĐO)- Mưa sao băng Quadrantids sẽ đạt cực đỉnh vào đêm 3-1, rạng sáng 4-1, với độ dày đặc ấn tượng": 110 sao băng/giờ.

Theo Daily Mail, mưa sao băng Quadrantids đến từ chiếc đuôi đá bụi của tiểu hành tinh 2003 EH1. Tiểu hành tinh này quay quanh Mặt Trời mỗi 5,5 năm và các cú tiếp cận gần đã giải phóng khá nhiều vật chất ra không gian, tạo thành một chiếc đuôi dài vĩnh viễn mà mỗi năm vào tháng 1, Trái Đất lại bay ngang, tạo ra mưa sao băng khi các viên đá vũ trụ va chạm với bầu khí quyển.

Mưa sao băng Quadrantis - Ảnh: Science Focus

Mưa sao băng Quadrantis - Ảnh: Science Focus

Tờ EarthSky giải thích cái tên Quadrantids: vốn được lấy từ một chòm sao đã không còn tồn tại tên là Quadrans Muralis, do bị Liên minh Thiên văn Quốc tế (IAU) loại khỏi danh sách các chòm sao từ năm 1922.

Tên của mưa sao băng được giữ nguyên, nhưng đôi khi nó cũng được gọi là Bootids, theo tên của chòm sao Boötes (Mục Phu), bởi vị trí xuất phát của mưa sao băng gần chòm sao này. Do đó bạn có thể tìm chòm sao Mục Phu để quan sát mưa sao băng. Các nhà khoa học khuyến cáo nên để mắt làm quen với bóng tối 15-20 phút trước khi quan sát.

Điểm phát ra mưa sao băng (dấu cộng) sẽ là khoảng giữa chòm Mục Phu (Boötes) và Thiên Long (Draco)

Điểm phát ra mưa sao băng (dấu cộng) sẽ là khoảng giữa chòm Mục Phu (Boötes) và Thiên Long (Draco)

Trong khi một số trang tin ở châu Âu dự đoán tại khu vực này, Quadrantids năm 2022 sẽ rơi khoảng 50 sao băng/giờ thì theo kết quả định vị tại TP HCM, tờ Time and Date dự đoán chúng ta sẽ quan sát được tận 110 sao băng/giờ trong giai đoạn cực đại - đêm 3-1, rạng sáng 4-1.

Nguồn: [Link nguồn]

Những phát hiện gây sốc nhất về ”người ngoài hành tinh” năm 2021

Tờ Live Science điểm lại một số nghiên cứu và phát hiện đáng chú ý nhất trên hành trình săn tìm sự sống ngoài hành tinh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN