Đại lý bán SIM điện thoại kích hoạt sẵn có thể bị phạt tới 40 triệu đồng
Các điểm bán SIM sẽ bị phạt từ 30 đến 40 triệu đồng, nếu bán SIM thuê bao di động khi không được doanh nghiệp viễn thông ký hợp đồng ủy quyền giao kết hợp đồng theo mẫu; bán SIM điện thoại đã được nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt dịch vụ di động trả trước; giả mạo giấy tờ của người khác để ký hợp đồng sử dụng thuê bao di động.
Bộ TT&TT đang mạnh tay xử lý tình trạng SIM rác, SIM kích hoạt sẵn bán tràn lan trên thị trường. Ảnh có tính minh họa Internet
Theo nguồn tin từ Cục Viễn thông, các cửa hàng, điểm bán SIM sẽ bị phạt từ 30 đến 40 triệu đồng, nếu vi phạm một trong các hành vi sau: Bán SIM thuê bao di động khi không được doanh nghiệp viễn thông di động ký hợp đồng ủy quyền giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung. Bán, lưu thông trên thị trường SIM thuê bao đã được nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt dịch vụ di động trả trước.
Trong thời gian qua, các cơ quan chức năng đã tiến hành thanh tra, và xử lý nghiêm một số đại lý, điểm bán SIM vi phạm quy định về quản lý thông tin thuê bao.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các hành vi như bán SIM thuê bao di động khi không được doanh nghiệp viễn thông di động ký hợp đồng ủy quyền giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung. Bán, lưu thông trên thị trường SIM thuê bao đã được nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước. Giả mạo, sử dụng giấy tờ tùy thân, giấy chứng nhận pháp nhân của cá nhân, tổ chức khác để giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, đều là những hành vi vi phạm pháp luật, bị pháp luật nghiêm cấm và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính khi bị phát hiện.
Để kiểm tra xem thông tin của mình có bị lợi dụng để đăng ký, giao kết sử dụng một số thuê bao mà mình không sử dụng hay không, người sử dụng có thể tự kiểm tra được thông tin thuê bao của mình trên trang thông tin điện tử của nhà mạng, hoặc nhắn tin theo cú pháp TTTB gửi tới 1414, sẽ nhận được bản tin thông báo về họ tên, ngày sinh, số, nơi cấp giấy tờ tùy thân, danh sách các số thuê bao mà cá nhân đang sử dụng (đối với các thuê bao là cá nhân); hoặc tên tổ chức, giấy chứng nhận pháp nhân (đối với các thuê bao là tổ chức). Các cá nhân, tổ chức chỉ kiểm tra được thông tin của số thuê bao của mình, không kiểm tra được thông tin của các thuê bao khác.
Theo Nghị định 49/2017/NĐ-CP yêu cầu các doanh nghiệp phải xây dựng và triển khai hệ thống đảm bảo khi người sử dụng nhắn tin với cú pháp TTTB gửi 1414 hoặc truy cập vào trang thông tin điện tử của doanh nghiệp để tra cứu thông tin thuê bao thì trong bản tin trả về phải có danh sách các thuê bao mà cá nhân đang sử dụng. Trường hợp phát hiện thông tin cá nhân của mình đang được sử dụng bởi người khác, người sử dụng có quyền yêu cầu doanh nghiệp viễn thông chấm dứt hợp đồng sử dụng với số thuê bao đó.
Theo Cục Viễn thông, các cá nhân khi chuyển nhượng quyền sử dụng thuê bao cho cá nhân khác mà không thực hiện thủ tục...