Chuyên gia Mỹ hướng dẫn người dùng Android 6 cách bảo vệ dữ liệu

Mới đây, Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng (CISA) Mỹ đã chia sẻ một số cách đơn giản, giúp người dùng bảo mật dữ liệu trên điện thoại tốt hơn.

Bảo mật thiết bị di động là cách đơn giản nhất để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra trong thời đại số hiện nay. 

1. Đảm bảo hệ điều hành của điện thoại luôn được cập nhật

Cập nhật hệ điều hành sẽ giúp khắc phục các lỗ hổng bảo mật còn tồn đọng trước đó, đồng thời cải thiện hiệu suất của điện thoại. Để thực hiện, bạn hãy truy cập vào Settings (cài đặt) - About phone (về điện thoại) - System update (cập nhật hệ thống) - Download & Install (tải về và cài đặt). Lưu ý, tên và vị trí các tùy chọn có thể khác nhau tùy vào thiết bị bạn đang sử dụng.

Cập nhật hệ điều hành trên điện thoại. Ảnh: MINH HOÀNG

Cập nhật hệ điều hành trên điện thoại. Ảnh: MINH HOÀNG

2. Bật xác thực hai yếu tố

Xác thực hai yếu tố (2FA) sẽ đóng vai trò là lớp bảo vệ thứ hai, sau mật khẩu. Trong trường hợp bạn bị rò rỉ mật khẩu, kẻ gian cũng không thể truy cập vào tài khoản vì không có mã xác thực.

Đa số các dịch vụ hiện nay đều hỗ trợ tính năng xác thực hai yếu tố, đơn cử như Facebook, Google, Microsoft… Người dùng có thể tham khảo thêm cách kích hoạt cho từng dịch vụ trên Google, đồng thời thiết lập cách nhận mã xác thực bằng ứng dụng Authy, Google Authenticator, Microsoft Authenticator… để hạn chế tối đa rủi ro thay vì nhận mã thông qua tin nhắn SMS.

Kích hoạt tính năng xác thực 2 yếu tố. Ảnh: MINH HOÀNG

Kích hoạt tính năng xác thực 2 yếu tố. Ảnh: MINH HOÀNG

3. Sử dụng phần mềm quản lý mật khẩu

Nếu bạn gặp khó khăn khi phải ghi nhớ quá nhiều mật khẩu, hãy sử dụng các phần mềm quản lý mật khẩu như LastPass, Bitwarden, 1Password… Ngoài việc lưu trữ, những phần mềm này còn có khả năng tự động điền tên đăng nhập và mật khẩu vào các ô trống tương ứng, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức.

4. Mã hóa Android của bạn

Bắt đầu từ năm 2015, Google đã yêu cầu các nhà sản xuất thiết bị Android cho phép người dùng mã hóa dữ liệu. Sau khi thiết bị được mã hóa, tất cả dữ liệu được lưu trữ trên điện thoại sẽ bị khóa bằng mã PIN, vân tay, pattern (hình vẽ) hoặc mật khẩu mà chỉ có chủ sở hữu mới biết.

Nếu không có chìa khóa, ngay cả Google cũng không thể mở khóa thiết bị của bạn.

5. Xóa dữ liệu của bạn khỏi Google

Android là sản phẩm của Google, vì vậy các dữ liệu không được mã hóa có thể được lưu trữ trên máy chủ của Google. Bạn có thể gửi yêu cầu cho Google tại đây, tuy nhiên không đảm bảo Google sẽ hoàn thành yêu cầu.

Xóa nội dung khỏi Google. Ảnh: MINH HOÀNG

Xóa nội dung khỏi Google. Ảnh: MINH HOÀNG

6. Xóa dữ liệu trên điện thoại

Nếu điện thoại của bạn bị rớt hoặc bị đánh cắp, bạn có thể xóa toàn bộ dữ liệu trên điện thoại từ xa thông qua tính năng Find my device tại đây. Khi đăng nhập hoàn tất, bạn chỉ cần chọn thiết bị và nhấn Erase, xác nhận lại yêu cầu. 

Xóa dữ liệu từ xa trên điện thoại. Ảnh: MINH HOÀNG

Xóa dữ liệu từ xa trên điện thoại. Ảnh: MINH HOÀNG

Nguồn: [Link nguồn]

Hieupc chia sẻ 6 dấu hiệu của lừa đảo trực tuyến và 7 biện pháp tự vệ

Khi hẹn hò trực tuyến, có những kẻ xấu tạo nên ảo tưởng cho đối phương về một mối quan hệ lãng mạn hoặc thân thiết nhằm lợi dụng tài chính.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hoàng ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN