Chế độ ban đêm trên smartphone gây hại cho giấc ngủ hơn ánh sáng xanh

Sự kiện: Công nghệ

Một nghiên cứu mới đây được công bố, chế độ Night Mode đang được trang bị trên nhiều smartphone gây hại cho giấc ngủ của con người.

Chế độ Night Mode có các tính năng chuyển màn hình điện thoại hoặc máy tính sang màu ấm hơn vào ban đêm nhằm giúp ngủ ngon - nhưng một nghiên cứu mới cho thấy việc loại bỏ ánh sáng xanh trên màn hình cũng gây hại cho giấc ngủ.

Trước đây, phổ biến thông tin ánh sáng xanh gây rối loạn nhịp sinh học của con người hơn là màu ấm. Sau đó, hàng loạt tính năng được tung ra gần đây cho các thiết bị bao gồm iPhone và iPad tự động chuyển màn hình sang màu vàng cam vào ban đêm. 

Một số nghiên cứu trong quá khứ đã cho rằng ánh sáng xanh ngăn chặn melatonin, một loại hormone ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Cường độ ánh sáng là yếu tố có hại cho mắt khi con người sử dụng điện thoại vào ban đêm.

Cường độ ánh sáng là yếu tố có hại cho mắt khi con người sử dụng điện thoại vào ban đêm.

Nhưng nghiên cứu mới được công bố trên tờ Current Biology và do Tiến sĩ Tim Brown thực hiện cho thấy, cường độ ánh sáng mới là yếu tố có hại cho mắt. "Melanopsin về cơ bản là yếu tố để mắt phát hiện độ sáng, nhất là các photon bước sóng ngắn. Màu sắc chỉ là yếu tố phụ. Chúng ta đã thiên vị cho ánh sáng khác, trừ ánh sáng xanh", Brown giải thích. "Nói cách khác, cường độ sáng mới là thứ khiến đồng hồ sinh học của cơ thể bị kích thích, thay vì màu sắc của chúng".

Theo ông, cơ thể người cảm nhận màu sắc để dự đoán thời điểm trong ngày, chẳng hạn ban ngày là màu vàng, hoàng hôn là màu xanh... để điều khiển đồng hồ sinh học nhận biết thời gian. Nếu nhìn ánh sáng màu vàng vào ban đêm nhiều, đồng hồ sinh học trên cơ thể có thể bị đảo lộn, từ đó gây ra một số rối loạn, trong đó có rối loạn giấc ngủ.

Nhóm các nhà nghiên cứu đã sử dụng ánh sáng được thiết kế đặc biệt trên chuột để kiểm tra các bước sóng khác nhau ảnh hưởng đến kiểu ngủ như thế nào. Theo các nhà nghiên cứu, ánh sáng xanh ít gây rối cho giấc ngủ của chuột hơn ánh sáng vàng có cùng độ sáng.

Thử nghiệm mới chỉ thực hiện trên chuột, nhưng tiến sĩ Brown tin nó cũng đúng đối với con người ở mức độ nào đó. Ông cho rằng, khi sử dụng điện thoại nhiều, đồng hồ sinh học của cơ thể sẽ thay đổi và gây ra những tác động không mong muốn.

"Phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng sử dụng ánh sáng mờ, mát hơn, vào buổi tối và ánh sáng ấm hơn vào ban ngày có thể có lợi hơn", Brown nói.

Ông chia sẻ thêm: "Chế độ ban đêm hay bất cứ tính năng nào trên điện thoại đều không giúp bạn bảo vệ sức khỏe. Chỉ có một nút bấm bảo vệ bạn thực sự, đó là nút nguồn".

Nguồn: [Link nguồn]

NÓNG: Khoa học đã biết tại sao ánh sáng xanh gây mù lòa

Ánh sáng xanh xuất hiện ở khắp mọi nơi, đặc biệt là màn hình smartphone, máy tính bảng, TV,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phong Linh (theo Business Insider, Guardian) ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN