Cách xác thực hình ảnh để tránh "share nhầm" như nhiều ngôi sao nổi tiếng trong vụ cháy rừng Amazon

Sự kiện: Internet

Đã có rất nhiều người nổi tiếng trên thế giới bày tỏ và kêu gọi sự chung sức của mọi người về vụ cháy rừng Amazon, thế nhưng ảnh họ đăng lên thì lại quá lỗi thời hoặc không phải của "hoả ngục" này.

Những người nổi tiếng đã “share nhầm” có thể kể đến như Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Chile Sebastian Pinera, Leonardo DiCaprio, Will Smith, Madona, Cristiano Ronaldo, tay đua F1 Lewis Hamilton, ngôi sao quần vợt Novak Djokovic…

Dĩ nhiên, họ đều có ý tốt, muốn góp tiếng nói của mình vào vấn đề chung để giúp mọi người biết đến sự việc này hơn, tuy nhiên việc sử dụng hình ảnh, thông tin sai lệch có thể sẽ gây ra ảnh hưởng không như mong muốn.

Sau đây là một số cách để phát hiện những bức ảnh trên mạng có chính xác hay không.

Tìm kiếm ngược lại hình ảnh trên Google

Thao tác này cực kỳ đơn giản mà lại hữu dụng. Nếu bạn thấy hình ảnh trên mạng mà không chắc về tính xác thực hay muốn xem thêm nhiều ảnh liên quan, hãy thử tìm kiếm ngược lại nó trên Google. Trong Google Chrome, click chuột phải vào hình ảnh và chọn Tìm kiếm hình ảnh trên Google (Search Google for Image).

Ví dụ, một trong những hình ảnh được chia sẻ nhiều nhất trên mạng xã hội thời gian qua là hình ảnh chú gấu koala kiệt sức đang được nhân viên cứu hộ bón nước. Hình ảnh này dễ dàng lay động được trái tim người đọc – nhìn vào độ phổ biến của nó là rõ. Tuy nhiên nếu tìm kiếm hình ảnh này trên Google, bạn sẽ thấy nó có từ 2009 trong một vụ cháy rừng ở Úc.

Hình ảnh chú gấu koala được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội

Hình ảnh chú gấu koala được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội

Thực chất đã có từ năm 2009 trong một vụ cháy ở Úc

Thực chất đã có từ năm 2009 trong một vụ cháy ở Úc

Tìm kiếm hình ảnh trên Tin Eye

Tin Eye cũng là một công cụ tìm kiếm ngược lại hình ảnh rất hữu dụng. Giao diện dễ sử dụng và dễ điều hướng hơn Google Hình ảnh. Chỉ cần copy hình ảnh cần tìm vào thanh tìm kiếm, Tin Eye sẽ lọc toàn bộ các kết quả trên các trang báo và mạng xã hội có liên quan. Bạn cũng có thể thêm Tin Eye thành extension mở rộng để dễ dàng sử dụng. 

Bấm vào Ứng dụng trên thanh điều hướng, vào Cửa hàng Google và tìm TinEye

Bấm vào Ứng dụng trên thanh điều hướng, vào Cửa hàng Google và tìm TinEye

Tìm kiếm ảnh trên Getty Images

Đây là trang tổng hợp hình ảnh với dung lượng khổng lồ của công ty truyền thông Getty Images, trang web này được rất nhiều hãng tin tức và phóng viên sử dụng cũng như lưu trữ ảnh. Mặc dù phải trả phí để sử dụng một số hình ảnh độc quyền, bạn vẫn có thể sử dụng kho ảnh miễn phí nhiều vô tận ở đây.

Ví dụ, bạn truy cập Getty Images và tìm kiếm “Amazon rainforest fire”, khi click vào kết quả tìm kiếm, hình ảnh sẽ hiện thông tin về người chụp ảnh, địa điểm, thời gian chụp.

Kết quả tìm kiếm mới nhất về vụ cháy rừng Amazon

Kết quả tìm kiếm mới nhất về vụ cháy rừng Amazon

Hình ảnh thường có sức lay động hơn con chữ. Nếu hình ảnh không chính xác sẽ gây hiểu lầm và giảm độ thuyết phục của sự việc. Vậy nên đăng những hình ảnh đã xác thực sẽ giúp ích rất lớn khi lan truyền thông điệp hay thu hút sự chú ý của dư luận.

Hai vụ cháy ”nóng” nhất Google tuần qua: Rừng Amazon và nhà máy Rạng Đông

Thảm họa thiên nhiên xảy ra với rừng Amazon đang nhận được nhiều sự quan tâm của công chúng trên các diễn đàn và mạng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hoàng Trang ([Tên nguồn])
Internet Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN