Cách bảo vệ trẻ khi "vọc" điện thoại, máy tính bảng những ngày hè

Sự kiện: Công nghệ

Phụ huynh cần có những giải pháp để bảo vệ trẻ, đặc biệt là đôi mắt của trẻ thơ và những mối nguy luôn rình rập trên internet.

Với việc 53% trẻ em trong độ tuổi trung bình từ 10 - 12 tuổi sở hữu điện thoại thông minh (smartphone) và 48% sở hữu máy tính bảng (tablet) theo một khảo sát của Google Việt Nam, không khó để bắt gặp hình ảnh những đứa trẻ "dán mắt" vào màn hình các thiết bị này trong thời gian nghỉ hè. Do đó, phụ huynh cần có những giải pháp để bảo vệ trẻ, đặc biệt là đôi mắt - "cửa sổ tâm hồn" của trẻ thơ và những mối nguy luôn rình rập trên internet.

Trẻ em cần được bảo vệ khi sử dụng các thiết bị điện tử.

Trẻ em cần được bảo vệ khi sử dụng các thiết bị điện tử.

Quản lý nội dung, ứng dụng trẻ truy cập

Đầu tiên phải kể đến là bảo vệ trước trước các nội dung không phù hợp lứa tuổi, bạo lực, tiêu cực. Hiện tại, có nhiều ứng dụng khi cài đặt thêm lên tablet, smartphone có thể giúp phụ huynh kiểm soát hoạt động của trẻ, như Family Link của Google. Ngoài ra, một số thiết bị như máy tính bảng đã tích hợp sẵn Kid Corner để phụ huynh quản lý nội dung trẻ được phép truy cập dễ dàng, từ từng hình ảnh, video cho tới nhiều thể loại khác.

Không chỉ là nội dung, Kid Corner còn giúp phụ huynh còn có thể quản lý tới từng ứng dụng mà trẻ có thể truy cập cùng thời gian hạn chế cụ thể. Nó có các ứng dụng ghi âm, camera, giải trí và hội họa được cài đặt sẵn để cha mẹ quản lý tất cả trong một. Thời gian sử dụng có thể được cài đặt tùy theo nhu cầu để cân bằng giữa học tập và giải trí, hoàn toàn do cha mẹ làm chủ.

Kid Corner trên tablet là một không gian an toàn dành cho trẻ.

Kid Corner trên tablet là một không gian an toàn dành cho trẻ.

Bảo vệ đôi mắt cho trẻ

Hầu hết smartphone hay tablet hiện nay đều đã được trang bị tính năng bảo vệ mắt với tên gọi có thể khác nhau (Eye Comfort, Night Shift, Night Mode...), có thể kích hoạt nhanh chóng bằng thanh công cụ ở cạnh trên màn hình. Ngoài ra, các bậc phụ huynh có thể kết hợp thêm tùy chọn nền tối cho giao diện hệ điều hành cũng như các ứng dụng. Những tùy chọn này chủ yếu dừng lại ở việc hỗ trợ sử dụng thiết bị trong màn đêm, và không có mấy hãng sản xuất trang bị thêm các tính năng bổ sung khác.

Riêng với chiếc máy tính bảng 3,99 triệu đồng mới ra mắt của Huawei là MatePad T 10, ngoài chế độ bảo vệ mắt và chế độ nền tối quen thuộc, họ còn trang bị thêm cho máy chế độ eBook tối ưu cho trẻ đọc sách điện tử. Bên cạnh đó, nếu phát hiện trẻ ngồi sai tư thế, chẳng hạn nằm ở tư thế ngửa mặt lên trời thì thiết bị cũng sẽ cảnh báo hiển thị để trẻ ngồi dậy. Ngay cả khi trẻ đặt thiết bị quá gần mặt, một cảnh báo cũng sẽ xuất hiện.

Chế độ đọc sách được thiết kế riêng cho máy tính bảng.

Chế độ đọc sách được thiết kế riêng cho máy tính bảng.

Thêm một tính năng thú vị là tự động tắt màn hình khi xe đi vào đường gập ghềnh, chỉ mở lại khi xe di chuyển vào đường bằng phẳng. Trường hợp phát hiện trẻ đang ở trong môi trường quá sáng hoặc quá tối, thiết bị cũng sẽ cảnh báo để trẻ di duyển đến nơi khác. Cho tới lúc này, Huawei đang là hãng đầu tiên công bố các sáng kiến này.

Làm gương cho trẻ

Bảo vệ trẻ bằng cách kiểm soát các nội dung và tận dụng tính năng của thiết bị để nhắc nhở trẻ như trên, nhưng điều quan trọng nữa là phụ huynh phải làm gương cho trẻ. Muốn tập cho trẻ thói quen tốt khi sử dụng mạng internet và thiết bị di động, trước tiên cha mẹ hãy cho trẻ thấy bản thân mình không phụ thuộc vào các thiết bị này. Không thể nào bắt trẻ hạn chế sử dụng điện thoại trong khi cha mẹ lúc nào cũng ôm khư khư điện thoại bên mình. Đó là cách các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, tâm lý học thường khuyến nghị các bậc phụ huynh.

Bảo vệ trẻ trước các mối nguy vô hình

Người xấu, kẻ gian và tin tặc (hacker) luôn là mối nguy vô hình với các hoạt động của trẻ trên mạng internet. Hầu hết các smartphone, tablet hiện nay chưa có sẵn những lớp khiên đủ kiên cố để chống lại các tác nhân xấu này. Để trẻ an toàn hơn trên mạng, phụ huynh có thể cài đặt một giải pháp bảo mật đáng tin cậy dành cho di động, chẳng hạn Kaspersky Safe Kids - một tính năng được tích hợp trong sản phẩm Kaspersky Total Security.

Mặc dù internet chỉ là thế giới ảo nhưng không phải mọi sự đe doạ đều có thể giải quyết bằng công nghệ. Các hãng bảo mật đã và đang hợp tác cùng các nhà tâm lý học trẻ em trên khắp thế giới để đưa ra những lời khuyên cho việc hỗ trợ nạn nhân của vấn nạn bạo lực qua mạng. Phụ huynh có thể tham khảo các kiến thức trực tuyến này trên các trang mạng chính thống.

Theo một cuộc khảo sát 1.000 trẻ em từ 8 - 14 tuổi và cha mẹ của chúng, trẻ em thời đại hiện nay có thói quen sống hoàn toàn khác so với các thế hệ trước. Nghiên cứu chỉ ra, trung bình khoảng 10 tuổi là trẻ em đã được cha mẹ cho phép sở hữu và sử dụng smartphone riêng.

Đáng lo ngại là mỗi đứa trẻ dành trung bình 135 phút mỗi ngày cho smartphone, trong đó có hơn 60 phút dành cho việc truy cập các trang mạng xã hội như Facebook, Snapchat, Instagram. Việc sử dụng điện thoại chưa dừng lại ở đó, mà những đứa trẻ trong khảo sát còn thú nhận chúng luôn có cảm giác mong chờ một tin nhắn hay thông báo tới mỗi 15 phút.

Xét riêng ở tuổi 14, mỗi trẻ em đã gửi trung bình 35.000 tin nhắn SMS và 30.000 tin nhắn trên WhatsApp. Đặc biệt, 40% cho biết, chúng sẽ cảm thấy mất mát nếu không chạm vào smartphone trong một ngày. Và một điều cũng đáng chú ý không kém là 100% khẳng định thứ họ chạm vào đầu tiên vào mỗi buổi sáng là chiếc smartphone và tương tự trước khi đi ngủ.

Các kết quả nói trên cho thấy, trẻ em ngày nay đang dần phụ thuộc vào chiếc smartphone. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa không được cho trẻ em sử dụng điện thoại, mà các bậc phụ huynh phải định hướng cho con trẻ sử dụng smartphone đúng mục đích với thời gian phù hợp.

Nguồn: [Link nguồn]

Những công cụ online vừa học vừa chơi siêu thú vị cho trẻ ngày hè

Hãy cùng tham khảo những công cụ miễn phí để trẻ có trải nghiệm vừa học vừa chơi thú vị trong quãng thời gian nghỉ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN