Bạn có đang thu mình vào thế giới ảo? Đây là 3 lời khuyên để tránh sức cám dỗ của MXH!

Liệu rằng bạn có đang tự “giấu mình” vào một thế giới ảo để thoát khỏi cuộc sống thực tại?

Sức khỏe tinh thần là một trong những phương diện ít được quan tâm chú ý nhất trong các lĩnh vực Y tế Công cộng toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), gần 1 tỉ người đang phải đối mặt với những vấn đề về tâm lý, nhưng phần lớn các quốc gia chỉ dành gần 2% ngân sách y tế phục vụ mục tiêu cải thiện sức khỏe tinh thần của người dân.

Điều đó dẫn đến tình trạng nhiều người không tiếp cận được đến các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tinh thần đạt chất lượng. Tại Việt Nam, sức khoẻ tinh thần cũng là một thực trạng ngày càng cấp bách, đặc biệt ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), khoảng 8% - 29% trẻ em trong độ tuổi vị thành niên ở Việt Nam gặp các vấn đề về sức khoẻ tâm lý.

Trực tuyến quá lâu trên các mạng xã hội có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Trực tuyến quá lâu trên các mạng xã hội có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Thời gian trực tuyến quá lâu đã kéo theo hàng loạt thách thức mới, cụ thể là vấn đề lạm dụng thiết bị điện tử và bắt nạt qua mạng, khiến việc đảm bảo một môi trường trực tuyến an toàn và lành mạnh càng trở nên cấp bách. Bên cạnh những nỗ lực của chính phủ và mỗi cá nhân, các nền tảng số cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc “trang bị” cho người dùng khả năng “đề kháng tinh thần” trong môi trường trực tuyến tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Ông Arjun Narayan - Giám đốc Phòng Tín nhiệm và An toàn của TikTok khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) cho rằng: Vai trò của nền tảng số không chỉ dừng lại ở việc lan tỏa thông tin. Điều cần thiết không kém là đảm bảo một môi trường an toàn để người dùng có thể khám phá, sáng tạo, và kết nối với nhau.

Theo ông, với sức mạnh của các nền tảng số, cộng đồng có cơ hội chứng kiến vô vàn những câu chuyện tích cực được chia sẻ, cũng là nguồn động lực tinh thần lớn lao. Để từ đó, mỗi người hiểu rằng bản thân phải có trách nhiệm chăm lo toàn diện cho sức khỏe tinh thần của chính mình và mọi người xung quanh.

TikTok là mạng xã hội video ngắn đang thu hút đông đảo giới trẻ, họ thường đưa ra những khuyến cáo cho người dùng về thời gian sử dụng.

TikTok là mạng xã hội video ngắn đang thu hút đông đảo giới trẻ, họ thường đưa ra những khuyến cáo cho người dùng về thời gian sử dụng.

Dưới đây là 3 lời khuyên của ông Arjun Narayan:

Giảm thời gian trực tuyến: Chúng ta có thể chủ động hạn chế thời gian trực tuyến bằng cách tắt các thiết bị điện tử vào những thời điểm nhất định trong ngày, chẳng hạn như khi ngủ hoặc lúc dành thời gian cho những người thân yêu. Việc tắt thông báo các thiết bị điện tử có thể giúp mỗi người tránh xa được “sức cám dỗ” của những tin nhắn không cần thiết. Hiện có rất nhiều công cụ hữu ích để mỗi người chủ động quản lý thời gian trực tuyến cá nhân một cách hiệu quả.

Thay đổi mối quan tâm: Nhiều người trong chúng ta sử dụng các thiết bị điện tử như một thói quen để giết thời gian. Nhưng liệu rằng bạn có đang tự “giấu mình” vào một thế giới ảo để thoát khỏi cuộc sống thực tại? Việc tìm đến các ứng dụng như mạng xã hội hay diễn đàn trực tuyến có thể dễ dàng và thuận tiện đấy, nhưng có những cách khác để mỗi người tận hưởng quỹ thời gian bản thân một cách lành mạnh và hiệu quả hơn.

"Khi cảm thấy buồn chán, hãy cân nhắc tập thể dục hoặc bắt đầu một sở thích mới. Bí quyết ở đây là cân bằng giữa thời gian tương tác trực tuyến và ngoại tuyến. Hãy ghi nhớ rằng bạn không nhất thiết phải dán mắt vào màn hình 24/7 để có thể tận hưởng cuộc sống",

-- Arjun Narayan, Giám đốc Phòng Tín nhiệm và An toàn của TikTok APAC

Ưu tiên thời gian cho cuộc sống thực tại: Việc tách bản thân ra khỏi các thiết bị điện tử sẽ cho mỗi người nhiều thời gian hơn để học cách tập trung. Hãy thử viết nhật ký hoặc ngồi thiền. Tập ghi lại những kỷ niệm đẹp hoặc những điều tích cực và học cách bày tỏ sự biết ơn với mọi người và cuộc sống xung quanh.

Trên đây không phải là tất cả giải pháp, nhưng điều quan trọng nhất là mỗi người cần có sự ưu tiên cần thiết và đúng mực đối với sức khỏe tinh thần của mình. Chúng ta cần phải bắt đầu hiểu rõ những gì bản thân có thể làm được với tư cách cá nhân trước khi thực sự hành động, để tất cả không chỉ dừng lại là những lời nói.

Hành trình nâng cao nhận thức về sức khỏe tinh thần và xóa bỏ những rào cản xung quanh vấn đề này đòi hỏi những nỗ lực của toàn xã hội. Mỗi người bên cạnh việc tự ý thức nuôi dưỡng sự lành mạnh tinh thần của bản thân, đồng thời cũng có thể truyền động lực tích cực cho gia đình và bạn bè - những người đang phải đối mặt với nhiều vấn đề tinh thần.

Nguồn: [Link nguồn]

Trẻ dễ cáu gắt sau khi chơi game, nhưng có nên cấm tiệt hay không?

Hoạt động trực tuyến ngày càng tăng ở trẻ em, đòi hỏi sự hướng dẫn kỹ lưỡng và giao tiếp hiệu quả từ cha mẹ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN