Ảnh sốc từ NASA/ESA: Mặt Trời biến dạng kinh khủng 2 năm qua

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Hai cơ quan vũ trụ của Mỹ - châu Âu là NASA và ESA vừa công bố 2 hình ảnh hoàn toàn khác biệt về Mặt Trời, cho thấy một điều đáng sợ.

Trong bức ảnh thứ nhất chụp vào tháng 2-2021, Mặt Trời của chúng ta trông giống như các hình ảnh mô tả thông thường: Một quả cầu vàng rực sáng, lấp lánh nơi bề mặt.

Thế nhưng, trong hình ảnh chụp tháng 10-2023, bề mặt của ngôi sao mẹ Trái Đất trở nên cực kỳ hỗn loạn, đầy "sẹo" và những điểm rực lửa bất thường.

Ảnh sốc từ NASA/ESA: Mặt Trời biến dạng kinh khủng 2 năm qua - 1

Hình ảnh mặt Trời vào tháng 2-2021 và tháng 10-2023 - Ảnh: NASA/ESA

Hình ảnh mặt Trời vào tháng 2-2021 và tháng 10-2023 - Ảnh: NASA/ESA

Theo Science Alert, các hình ảnh này là bằng chứng về cách mà một chu kỳ Mặt Trời có thể tác động đến ngôi sao này như thế nào, và cũng gợi ý về những gì Trái Đất đang phải hứng chịu.

Sao mẹ của chúng ta vốn là một quả cầu plasma lớn, chứa khí tích điện và có khả năng tự dịch chuyển từ trường của mình.

Khi Mặt Trời quay, từ quyển của nó bị kéo theo. Nhưng do thiên thể này lại quay ở xích đạo nhanh hơn 2 cực nên các đường sức từ ngày càng chịu áp lực cực mạnh. Thỉnh thoảng chúng đứt ra, vỡ tung như một tấm lưới bị kéo quá căng.

Mỗi khi sự kiện này xảy ra, chúng ta thấy xuất hiện vết đen Mặt Trời. Các vết đen này cũng là các họng súng bắn ra những quả pháo sáng đầy năng lượng. Mỗi khi các quả pháo rực lửa này lao vào từ quyển Trái Đất, chúng gây ra bão địa từ.

Có thể bạn khó cảm nhận được bão địa từ, nhưng các hệ thống định vị, vô tuyến... thì có. Nó có thể làm rối loạn các vụ phóng vệ tinh, hoặc gần gũi hơn là khiến sóng di động bị gián đoạn như hiện tượng vừa xảy ra ở Mỹ vài ngày trước.

Mặt Trời năm 2021 và 2023 khác biệt là vì vào năm 2023, thiên thể này đã tiến tới giai đoạn đỉnh cao của chu kỳ, khi nó hoạt động bùng nổ, các đường sức từ bị kéo đứt liên tục.

Một chu kỳ kéo dài 11 năm và chúng ta vẫn đang ở giai đoạn đỉnh cao của chu kỳ, sẵn sàng hứng chịu giai đoạn bão địa từ ồ ạt nhất, trước khi ngôi sao mẹ đảo ngược cực từ và trở về trạng thái hiền lành.

Dự kiến cú chuyển tiếp này sẽ xảy ra vào năm 2025, nhưng cũng có thể sớm hơn.

Hiện NASA và ESA có nhiều phương tiện quan sát Mặt Trời đang bay vòng quanh thiên thể này, chưa kể các quan sát từ Trái Đất.

Hiểu được chu kỳ Mặt Trời cũng là cách để chúng ta giảm thiểu thiệt hại cho các hệ thống mặt đất và quỹ đạo mà nhân loại ngày càng sở hữu nhiều và phụ thuộc vào chúng trong đời sống hiện đại.

Nguồn: [Link nguồn]

Giữa siêu tân tinh sáng nhất mà người Trái Đất có thể nhìn thấy trong 400 năm qua, vật thể bí ẩn, ma quái, mang siêu năng lượng vừa "hiện hình".

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN