Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Hồng Lĩnh Hà Tĩnh vs Quảng Nam
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
U23 Nhật Bản vs U23 Uzbekistan
Logo U23 Nhật Bản - JPN U23 Nhật Bản
-
Logo U23 Uzbekistan - UZB U23 Uzbekistan
-
Luton Town vs Everton
Logo Luton Town - LUT Luton Town
-
Logo Everton - EVE Everton
-
Sông Lam Nghệ An vs Hà Nội
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Đông Á Thanh Hóa vs MerryLand Quy Nhơn Bình Định
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Logo MerryLand Quy Nhơn Bình Định - BIN MerryLand Quy Nhơn Bình Định
-
Becamex Bình Dương vs Khánh Hòa
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
Logo Khánh Hòa - SAM Khánh Hòa
-
Arsenal vs AFC Bournemouth
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Hải Phòng vs TP Hồ Chí Minh
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Công An Hà Nội vs Thép Xanh Nam Định
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Le Havre vs Strasbourg
Logo Le Havre - HAC Le Havre
-
Logo Strasbourg - STR Strasbourg
-
Sheffield United vs Nottingham Forest
Logo Sheffield United - SHU Sheffield United
-
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Burnley vs Newcastle United
Logo Burnley - BRN Burnley
-
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Brentford vs Fulham
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Real Madrid vs Cádiz
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Logo Cádiz - CAD Cádiz
-
Monaco vs Clermont
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Logo Clermont - CLE Clermont
-
Manchester City vs Wolverhampton Wanderers
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Girona vs Barcelona
Logo Girona - GIR Girona
-
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Metz vs Rennes
Logo Metz - MET Metz
-
Logo Rennes - REN Rennes
-
Brest vs Nantes
Logo Brest - BRE Brest
-
Logo Nantes - NAN Nantes
-
Mallorca vs Atlético Madrid
Logo Mallorca - MLL Mallorca
-
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Thể Công - Viettel vs LPBank Hoàng Anh Gia Lai
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-
Logo LPBank Hoàng Anh Gia Lai - HGL LPBank Hoàng Anh Gia Lai
-
Chelsea vs West Ham United
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Brighton & Hove Albion vs Aston Villa
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Empoli vs Frosinone
Logo Empoli - EMP Empoli
-
Logo Frosinone - FRO Frosinone
-
Union Berlin vs Bochum
Logo Union Berlin - FCU Union Berlin
-
Logo Bochum - BOC Bochum
-
Liverpool vs Tottenham Hotspur
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Heidenheim vs Mainz 05
Logo Heidenheim - HDH Heidenheim
-
Logo Mainz 05 - M05 Mainz 05
-
Udinese vs Napoli
Logo Udinese - UDI Udinese
-
Logo Napoli - NAP Napoli
-
PSG vs Borussia Dortmund
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Quảng Nam vs Công An Hà Nội
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
MerryLand Quy Nhơn Bình Định vs Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
Logo MerryLand Quy Nhơn Bình Định - BIN MerryLand Quy Nhơn Bình Định
-
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Khánh Hòa vs Hải Phòng
Logo Khánh Hòa - SAM Khánh Hòa
-
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Thép Xanh Nam Định vs Becamex Bình Dương
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
TP Hồ Chí Minh vs Đông Á Thanh Hóa
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Real Madrid vs Bayern Munich
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
LPBank Hoàng Anh Gia Lai vs Sông Lam Nghệ An
Logo LPBank Hoàng Anh Gia Lai - HGL LPBank Hoàng Anh Gia Lai
-
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Hà Nội vs Thể Công - Viettel
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-

V.League và sự phát triển không tương xứng với tham vọng của tuyển Việt Nam

Đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Troussier đặt mục tiêu giành vé tham dự World Cup 2026, nhưng điều này cực kỳ khó xảy ra. Lý do rất đơn giản, nền tảng của tuyển Việt Nam - V.League đang phát triển quá chậm và không tương xứng với tham vọng đó.

   

V.League đang chững lại

V.League đã lên chuyên hơn 20 năm, nhưng sự phát triển của giải đấu vẫn diễn ra rất chậm chạp, thậm chí gần như không có gì thay đổi. Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam vẫn lặp đi lặp lại những câu chuyện cũ. Các đại gia nổi lên, các CLB gặp khó khăn và giải thể, tất cả đều tồn tại trong cùng một giải đấu. Chưa kể đến chuyện những mối quan hệ không rõ ràng giữa nhiều CLB, tạo nên những thương vụ chuyển nhượng kỳ quặc.

Không mùa giải nào của V.League không có câu chuyện nợ lương, đình công… hay những pha "giải cứu" bằng cách cho mượn một loạt cầu thủ, bao gồm cả trụ cột.

Sự trở lại của biểu tượng - CLB bóng đá Công an Hà Nội cách đây 1 năm giống như thổi một luồng sinh khí mới vào V.League. Các đội bóng lớn như Viettel, Hà Nội FC cảm thấy áp lực lớn hơn và buộc phải vận động nhiều hơn. Thế nhưng, chất lượng của V.League và sự trưởng thành của các cầu thủ từ giải đấu này vẫn là dấu hỏi lớn, đặc biệt là các nội binh.

Các CLB V.League phụ thuộc quá nhiều vào ngoại binh.

Các CLB V.League phụ thuộc quá nhiều vào ngoại binh.

Mùa giải 2023/2024 không phải ngoại lệ. Thép Xanh Nam Định nổi lên như hiện tượng đặc biệt, nhưng dấu ấn lớn nhất trong thành công của họ là cặp tiền đạo ngoại Hendrio và Rafaelson. Hendrio đã có 4 bàn thắng, 3 pha kiến tạo, trong khi Rafaelson ghi 11 bàn, kiến tạo 2 bàn chỉ sau 8 trận đấu đầu tiên.

Không chỉ Thép Xanh Nam Định, mà hầu hết các CLB khác ở V.League đều đang phụ thuộc vào ngoại binh, cho dù họ đua vô địch hay đua trụ hạng. Trong số 13 cầu thủ đã ghi 3 bàn thắng ở mùa giải này trở lên, chỉ có 2 ngôi sao người Việt Nam là Bùi Hoàng Việt Anh và Nguyễn Quang Hải.

Đây là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng của cả nền bóng đá. Cho dù VFF và VPF đã cố gắng dành đất cho cầu thủ nội phát triển khi giữ nguyên giới hạn 3 ngoại binh từ lâu, nhưng điều đó dường như không đem lại kết quả. Bằng chứng lớn nhất là sự sa sút của Hà Nội FC. Vốn được xem là "đội tuyển Việt Nam thu nhỏ" và sở hữu nhiều ngôi sao nội, nhưng Hà Nội FC liên tiếp gây thất vọng.

Mùa trước, họ hụt hơi trong cuộc đua vô địch với CLB Công an Hà Nội sau khi đội trưởng Nguyễn Văn Quyết dính án treo giò 8 trận. Mùa này, họ thậm chí đang ngụp lặn ở vị trí thứ 8 và kém đội đầu bảng Nam Định đến 9 điểm. Cơ hội cho Hà Nội FC tranh chấp ngôi vương vào cuối mùa gần như không tồn tại.

Về lý thuyết, các ngoại binh xuất sắc có thể góp phần thúc đẩy đội bóng cũng như các nội binh phát triển theo hướng tích cực. Thế nhưng, việc ngoại binh thường xuyên tập trung vào các vị trí chủ lực như trung vệ hay tiền đạo lại khiến sự phát triển này mất cân bằng. Và hậu quả nhãn tiền là sự chững lại của đội tuyển quốc gia.

Ngay cả Đình Bắc cũng không chắc suất đá chính ở Quảng Nam.

Ngay cả Đình Bắc cũng không chắc suất đá chính ở Quảng Nam.

Sự phát triển không tương xứng

Khi còn tại vị ở đội tuyển Việt Nam, HLV Park Hang-seo từng than phiền về việc thiếu tiền đạo chất lượng. Cuối năm 2020, ông từng nói: "Tôi làm việc ở đây được 3 năm và cũng chỉ những con người đó là Công Phượng, Tiến Linh hay Đức Chinh. Tôi cũng đã gọi lên là thử nghiệm rất nhiều rồi nhưng cũng chưa tìm ra thêm được ai cả".

Câu chuyện tương tự tiếp diễn dưới thời HLV Troussier. Cho dù đã 3 năm trôi qua từ lời than phiền của HLV Park Hang-seo, bóng đá Việt Nam vẫn chưa giới thiệu tiền đạo cắm nào đủ xuất sắc. Phạm Tuấn Hải hay ngôi sao mới nổi Nguyễn Đình Bắc đều là tiền đạo cánh, thích hợp đá rộng. Thiếu trung phong là lý do quan trọng khiến đội tuyển Việt Nam thua Indonesia, khi HLV Troussier phải đặt niềm tin vào Nguyễn Văn Tùng - người chỉ ngồi dự bị ở Hà Nội FC, và sau đó thay anh bằng một dự bị khác ở V.League là Nguyễn Văn Trường.

Một đội tuyển mạnh cần có một giải đấu mạnh. Không chỉ HLV Park Hang-seo hay HLV Troussier nhắc đến điều đó. Ngay cả khi các đội tuyển đó bao gồm rất ít cầu thủ thi đấu trong nước, giải đấu của họ vẫn là nền tảng để phát triển cầu thủ và giúp họ tiến xa hơn trong sự nghiệp.

V.League đang thất bại trong việc phát triển các cầu thủ trẻ, cũng như định hướng cho các ngôi sao thành danh xuất ngoại để bứt phá về chuyên môn. Những trường hợp như Đoàn Văn Hậu, Nguyễn Quang Hải hay Nguyễn Đình Bắc hiện tại cực kỳ hiếm. Chưa kể đến các vấn đề về chiến thuật, phong cách thi đấu.

Đội tuyển Việt Nam trả giá đắt ở Asian Cup 2023 khi các cầu thủ vẫn quen với "phong cách V.League" - phạm lỗi thô thiển và quyết liệt một cách không cần thiết. Những cái vung tay, vung chân thừa thãi khiến đội bóng theo đuổi lối chơi đẹp - như HLV Troussier nói lại dính nhiều thẻ đỏ, nhiều phạt đền hơn cả Indonesia.

V.League 2023/24 sẽ trở lại ngay sau Tết Nguyên đán 2024, và những câu chuyện cũ sẽ lại tiếp diễn. Cho đến khi nào giải đấu này vẫn không có đất cho các nội binh, các tài năng trẻ thể hiện ở những vị trí quan trọng nhất, mọi chuyện vẫn không thay đổi. Tham vọng của đội tuyển Việt Nam vì thế mãi mãi là chuyện viển vông, cho dù HLV là Park Hang-seo hay Troussier, hoặc bất cứ ai khác. Không có phép mầu nào có thể nâng tầm cả nền bóng đá cũng như đội tuyển quốc gia khi cái "cốt" quá yếu ớt.

Chuyên gia châu Âu chê V.League, bảo vệ HLV Troussier

Trả lời truyền thông Việt Nam, chuyên gia bóng đá người Scotland, Richard Harcus cho rằng giới mộ điệu không nên chỉ trích HLV Troussier nếu nhìn vào thực trạng của V.League. Chiến lược gia người Pháp đã bị chỉ trích dữ dội sau khi đội tuyển Việt Nam bị loại ngay từ vòng bảng Asian Cup 2023, nhưng vẫn có nhiều người tin tưởng vào tài năng của ông.

Richard Harcus nhận định: "V.League không có các trận đấu chất lượng hay giàu tính cạnh tranh. Tôi không nghĩ V.League là giải đấu đủ tốt để các cầu thủ tự tin bước ra đấu trường quốc tế. Các cầu thủ Việt Nam thiếu sức mạnh thể chất, đặc biệt khi đối đầu với các đội mạnh hơn. Vì vậy, ý tưởng của HLV Troussier dù hay nhưng rất khó để triển khai. Liệu các cầu thủ Việt Nam có đủ khả năng duy trì sự tập trung và độ chính xác cao trong mọi đường chuyền, mọi tình huống phối hợp trong suốt trận đấu?".

Nguồn: [Link nguồn]

Liệu tuyển Việt Nam có may mắn góp mặt ở World Cup 2026, giải đấu quy mô và hoành tráng nhất lịch sử nhân loại với 48 đội tham gia, châu Á có 8,5 suất.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo An Khánh ([Tên nguồn])
V-League 2023-24: Cuộc đua nóng bỏng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN