Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Frosinone vs Inter Milan
Logo Frosinone - FRO Frosinone
-
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Brest vs Reims
Logo Brest - BRE Brest
-
Logo Reims - SR Reims
-
Deportivo Alavés vs Girona
Logo Deportivo Alavés - ALA Deportivo Alavés
-
Logo Girona - GIR Girona
-
Fulham vs Manchester City
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Wolverhampton Wanderers vs Crystal Palace
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
West Ham United vs Luton Town
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Logo Luton Town - LUT Luton Town
-
Tottenham Hotspur vs Burnley
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Burnley - BRN Burnley
-
Newcastle United vs Brighton & Hove Albion
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Everton vs Sheffield United
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Sheffield United - SHU Sheffield United
-
AFC Bournemouth vs Brentford
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Napoli vs Bologna
Logo Napoli - NAP Napoli
-
Logo Bologna - BOL Bologna
-
Nottingham Forest vs Chelsea
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Granada vs Real Madrid
Logo Granada - GRA Granada
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Milan vs Cagliari
Logo Milan - MIL Milan
-
Logo Cagliari - CAG Cagliari
-
Đông Á Thanh Hóa vs Becamex Bình Dương
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
Hải Phòng vs Quảng Nam
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Công An Hà Nội vs Khánh Hòa
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
Logo Khánh Hòa - SAM Khánh Hòa
-
Atlético Madrid vs Celta de Vigo
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Logo Celta de Vigo - CEL Celta de Vigo
-
Manchester United vs Arsenal
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Juventus vs Salernitana
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Logo Salernitana - SAL Salernitana
-
Atalanta vs Roma
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-
Logo Roma - ROM Roma
-
Montpellier vs Monaco
Logo Montpellier - MON Montpellier
-
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Nantes vs Lille
Logo Nantes - NAN Nantes
-
Logo Lille - LIL Lille
-
PSG vs Toulouse
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Toulouse - TFC Toulouse
-
Sông Lam Nghệ An vs TP Hồ Chí Minh
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
LPBank Hoàng Anh Gia Lai vs Thép Xanh Nam Định
Logo LPBank Hoàng Anh Gia Lai - HGL LPBank Hoàng Anh Gia Lai
-
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Hồng Lĩnh Hà Tĩnh vs Hà Nội
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Thể Công - Viettel vs MerryLand Quy Nhơn Bình Định
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-
Logo MerryLand Quy Nhơn Bình Định - BIN MerryLand Quy Nhơn Bình Định
-

V-League 2019: Đã đến lúc không cần phụ thuộc ngoại binh

Kể từ lúc giải VĐQG của Việt Nam được gắn mác “chuyên nghiệp”, giải đấu dường như trở thành sân chơi riêng của những đội bóng có dàn ngoại binh mạnh nhất. Nhưng đây đã là năm 2019, thời điểm thích hợp để các đội bóng Việt Nam nói riêng và bóng đá Việt Nam nói chung tự lớn lên bằng những cầu thủ cây nhà lá vườn.

Sự phụ thuộc nặng nề

V.League 2019 mới mở màn bằng trận đấu giữa Thanh Hóa và Becamex Bình Dương. Trận đấu chẳng có gì đặc biệt, Thanh Hóa gây bất ngờ đôi chút khi mở tỷ số nhưng rồi đội khách đến từ miền trong gỡ hòa trong hiệp hai để khép lại tỷ số đẹp 1-1. V.League 2019 đã có 2 bàn thắng và thêm một điều bình thường khác, đều do công của hai cầu thủ nước ngoài: Rimario Gordon và Victor Mansaray.

V-League 2019: Đã đến lúc không cần phụ thuộc ngoại binh - 1

Rimario Gordon (phải) trong màu áo Thanh Hóa

Sẽ tiếp tục chẳng có gì lạ nếu trong 6 trận đấu còn lại của vòng một, các cầu thủ nước ngoài thi nhau lập công. Câu chuyện này sẽ tiếp diễn sang vòng hai, vòng ba... rồi đến tận vòng hai mươi sáu. Trong danh sách “Vua phá lưới”, nếu không phải cầu thủ nước ngoài thì cũng là cầu thủ nhập tịch lấn át.

Ví dụ trong mùa trước, Top 10 chân sút hàng đầu V.League 2018 chỉ có 2 cầu thủ người Việt Nam gốc là Nguyễn Tiến Linh và Nguyễn Công Phượng,V.League 2017 có một người là Nguyễn Anh Đức, V.League 2016 có hai người là Lê Văn Thắng và Vũ Minh Tuấn... Các mùa giải trước đó cũng như vậy.

Rõ ràng, với các khán giả không biết nhiều về V.League, họ sẽ tưởng giải đấu của chúng ta cởi mở về ngoại binh như Ngoại hạng Anh. Nhưng không, BTC V.League luôn cố gắng kiểm soát, khống chế số lượng cầu thủ nước ngoài đến thi đấu để tạo điều kiện tốt nhất cho những tài năng bản địa phát triển. Nhưng kết quả thì không khác gì Ngoại hạng Anh khi những ngôi sao hàng đầu V.League đều là người nước ngoài.

Mùa trước, khi CLB Hà Nội vô địch V.League đầy thuyết phục, hai chân sút ngoại là Oseni và Hoàng Vũ Samson (đã nhập quốc tịch Việt Nam) đã đóng góp tới 32 bàn thắng – một con số thực sự điên rồ. Điều này phần nào che lấp đi lứa cầu thủ nội đầy tài năng mà bóng đá Thủ đô đang sở hữu. Những Quang Hải, Văn Quyết, Thành Lương, Đức Huy, Hùng Dũng... chỉ là người làm bóng cho cặp tiền đạo bên trên mà thôi.

Đương nhiên, đây là bóng đá chuyên nghiệp và yếu tố hiệu quả, danh hiệu được đặt lên hàng đầu. Nhưng nhìn một cách sâu xa, cách thức triển khai này không có lợi cho bóng đá Việt Nam một chút nào khi luôn phải trông chờ vào phong độ của những “ông Tây”.

V-League 2019: Đã đến lúc không cần phụ thuộc ngoại binh - 2

Hoàng Vũ Samson trong màu áo Hà Nội FC

Điển hình như trong trận đấu với Shandong Luneng, CLB Hà Nội đã bỏ lỡ cơ hội lịch sử để góp mặt ở AFC Champions League. Khán giả càng tiếc hơn khi theo dõi trận đấu này bởi đội bóng đến từ Thủ đô chơi trên chân so với đối thủ trong phần lớn thời gian. Dàn cầu thủ nội của CLB Hà Nội đã có một ngày thi đấu tuyệt vời khi tạo ra rất nhiều cơ hội. Nhưng trong một ngày mà Oseni và Samson vô duyên, CLB Hà Nội đã thua tức tưởi với tỷ số 1-4. Bàn thắng duy nhất của trận đấu được ghi do công của Văn Quyết.

Thời điểm phải thay đổi

Sẽ có người nói rằng tại sao phải cải tổ V.League nếu bắt chước mô hình của Ngoại hạng Anh? Chẳng phải đội tuyển Anh vừa vào đến bán kết World Cup 2018 đấy sao? Nhưng so sánh chất lượng ngoại binh của giải đấu hấp dẫn nhất thế giới và V.League là quá khập khiễng.

Bởi lẽ các đội bóng Việt Nam vẫn đi theo một motip cũ thường là chiêu mộ các cầu thủ gốc Phi cho những vị trí như tiền đạo và trung vệ. Lối chơi thì cũng gần tương tự nhau, trung vệ ngoại phát dài cho tiền đạo ngoại bứt tốc, rồi ghi bàn. Các cầu thủ nội, nếu có đóng góp vào khâu sản xuất bàn thắng, thì cũng rất hạn chế.

Điều đó cho thấy đầu tư thêm vào ngoại binh chưa hẳn là hướng đi chuẩn xác. Trong cái rủi luôn tồn tại cái may, trình độ các cầu thủ ngoại của V.League gặp hạn chế chính là cơ hội để dàn cầu thủ Việt Nam vươn lên khẳng định năng lực.

Sau hơn một năm đại thành công của các lứa đội tuyển Việt Nam, truyền thông thế giới đã phải có một cái nhìn khác về các cầu thủ Việt Nam. Chúng ta có đủ sức cạnh tranh, chinh phục các giải đấu tầm cỡ khu vực và châu lục bằng chính sức mạnh nội địa, tại sao lại không thể làm điều tương tự với chính giải đấu của mình?

Nếu được bồi đắp một cách đúng đắn, sẽ không chỉ có CLB Hà Nội hay Hoàng Anh Gia Lai có quyền tự hào về dàn cầu thủ cây nhà lá vườn của mình. Chúng ta phải làm chủ chính ngôi nhà của chúng ta đã, trước khi nghĩ tới những mục tiêu lớn hơn.

V-League choáng: Văn Toàn solo tuyệt đỉnh & HAGL ghi bàn siêu tốc

Minh Vương giúp HAGL mở tỉ số khi trận đấu mới bắt đầu vài

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hà My ([Tên nguồn])
V-League 2023-24: Cuộc đua nóng bỏng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN