Trận đấu nổi bật

Xem thêm

U23 Indonesia vs U23 Uzbekistan
Logo U23 Indonesia - IDN U23 Indonesia
-
Logo U23 Uzbekistan - UZB U23 Uzbekistan
-
U23 Nhật Bản vs U23 Iraq
Logo U23 Nhật Bản - JPN U23 Nhật Bản
-
Logo U23 Iraq - IRQ U23 Iraq
-
Barcelona vs Valencia
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Logo Valencia - VAL Valencia
-
Bayern Munich vs Real Madrid
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Borussia Dortmund vs PSG
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Roma vs Bayer Leverkusen
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Olympique Marseille vs Atalanta
Logo Olympique Marseille - OM Olympique Marseille
-
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-

U23 Việt Nam: Khối ru-bich của HLV Miura

Khác với thời HLV Alfred Riedl đá “cứng” một đội hình từ khai mạc đến chung kết mà rõ nét nhất SEA Games 20 – 1999 tại Brunei, HLV Toshiya Miura lại xoay khối ru-bich thành nhiều màu cho mỗi trận với mỗi đối tượng.

Trao đổi với tôi, nhiều chuyên gia của bóng đá Việt Nam cho rằng việc xoay đội hình để dưỡng sức cho các cầu thủ đảm bảo thể lực đến trận đấu cuối với mật độ dày là điều nên làm, nhưng xoay liên tục trong đó vừa xoay người, vừa xoay (đảo) vị trí thì là điều ít HLV dám làm.

Các chuyên gia không cho rằng việc làm của HLV Toshiya Miura là SAI mà chỉ nói là điều ÍT AI LÀM, tức chỉ sang vế ít có trong sách vở, trong giáo án. Cụ thể hơn có chuyên gia còn nói việc đảo các vị trí thường chỉ thực hiện trong những buổi đấu tập khi chưa xác định được đội hình chính, chứ vào giải mà vẫn xem là tập là thử nghiệm thì rất là lạ.

U23 Việt Nam: Khối ru-bich của HLV Miura - 1

HLV Miura áp dụng chiến thuật xoay vòng cầu thủ liên tục, điều ít ai dám làm

Bình luận viên Quang Huy lại sâu xa hơn khi cho rằng việc làm của ông Miura là để các đối thủ không thể bắt bài được đội U23 Việt Nam, đồng thời để hạn chế tiêu cực có thể xảy ra bởi không thể đoán được đâu là đội hình chính và ai được ra sân.

Cá nhân tôi lại cho rằng ông Miura không ngừa xa như thế mà chấp nhận thay đổi liên tục kết cấu của một đội U23, nhưng ông muốn cầu thủ của mình đa dạng hơn và có thể thích ứng với tùy theo các đối thủ cho những mục tiêu xa hơn.

Thuận lợi của U23 Việt Nam là một lịch thi đấu thuận lợi ở vòng bảng và vào bán kết sớm nên có quyền tính toán cho việc tập trung xác định vị trí, hoặc được dưỡng quân, được thử nghiệm. Tuy nhiên bất lợi cho thầy trò ông Miura lại chính là có quá ít những thuốc thử quan trọng trước khi bước vào giai đoạn knock-out từ bán kết.

Xét trên 360 phút trong 4 trận thắng đầu tiên rõ ràng chỉ thấy sức mạnh tấn công của đội U23 Việt Nam và ít có dịp để xem sức “chiến đấu”, hay khả năng chịu đựng của hàng phòng ngự. Có chăng chỉ là 15 phút đầu trong trận gặp Malaysia khi đối thủ có lúc dồn ép ta phải đổ người dày ở tuyến dưới và ngăn cả bóng bổng từ hai biên rót vào lẫn những miếng đánh trung lộ. Còn lại U23 gặp các đối thủ chưa đủ để hàng phòng ngự Việt Nam phải “đổ mồ hôi”, hay phải nhọc công với một sức ép lớn đè nén lên.

Với trận cuối gặp Thái Lan cũng rất khó để thầy trò HLV Miura gặp “thuốc thử” cần thiết, bởi cả hai đều nghĩ nhiều đến bán kết và lo bảo toàn lực lượng với việc tránh chấn thương và tránh họa cho các vị trí đã nhận một thẻ vàng.

Nói ông Miura xoay khối ru-bich để tìm ra một màu đồng nhất thì không hẳn bởi chắc chắn ông đã xác định được lối chơi, được con người cần thiết và ông chỉ chờ tung ra trong thời điểm quan trọng với những trận đấu then chốt. Còn việc ông xáo trộn liên tục thi đa phần là để các cầu thủ đều được làm nóng và có thể chơi được ở vị trí khác chứ không phải là tự làm cho mình yếu đi.

Một chuyên gia theo dõi sát sao đội U23 qua ba trận vòng bảng đã xác định được bộ khung chính của đội ở bán kết và chung kết. Còn việc mà nhiều cầu thủ được đặt ở vị trí được xem là trái sở trường lại chính là phương án 2, thậm chí là phương án 3 cho những giải pháp tình thế theo từng tình huống cụ thể ở bán kết và chung kết (nếu có).

U23 Việt Nam: Khối ru-bich của HLV Miura - 2

Không ai có thể chắc chắn 1 suất thường xuyên thi đấu chính thức, Công Phượng (giữa) cũng không phải ngoại lệ

Tuy nhiên nếu tinh ý thì trong các phương án dự phòng của HLV Miura lại không có phương án phòng ngự bởi các đối tượng (đã gặp) của U23 Việt Nam chưa đủ lực để đe dọa hàng phòng ngự Việt Nam phải hoạt động vất vả, trừ 15 phút đầu gặp Malaysia.

Vì thế không loại trừ trận cuối vòng bảng với Thái Lan sẽ là cơ hội để HLV Miura đo độ rắn của hàng phòng ngự và cũng là trận mà ông có cơ hội để kiểm chứng hàng thủ vốn được lỏng chân trong 360 phút vừa qua.

Ở Nhật Bản, ông Miura vốn là một HLV không được các CLB Nhật Bản thích vì sự thận trọng của ông trong lối chơi không thua nhiều hơn là thắng nhiều bàn hơn để đối phương ghi bàn. Vì thế mà khi cần thì chắc chắn ông cũng sẽ trở lại với triết lý đấy.

Khối ru-bich của ông Miura vì thế chỉ là những động tác trở mặt thay màu sắc trước khi xoay trả lại với chính màu sắc thật của nó khi bước vào những trận then chốt.

Và cái cách làm mà nhiều chuyên gia nói rằng ÍT AI LÀM xét cho cùng cũng chỉ là hình thức đừng để lộ mình quá sớm trước khi vào những trận đánh quan trọng.

* Video U23 Việt Nam đè bẹp U23 Đông - Timor 4-0:

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Nguyên ([Tên nguồn])
Bình luận của Nguyễn Nguyên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN