Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Quảng Nam vs Công An Hà Nội
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
MerryLand Quy Nhơn Bình Định vs Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
Logo MerryLand Quy Nhơn Bình Định - BIN MerryLand Quy Nhơn Bình Định
-
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Khánh Hòa vs Hải Phòng
Logo Khánh Hòa - SAM Khánh Hòa
-
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Thép Xanh Nam Định vs Becamex Bình Dương
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
TP Hồ Chí Minh vs Đông Á Thanh Hóa
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Real Madrid vs Bayern Munich
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
LPBank Hoàng Anh Gia Lai vs Sông Lam Nghệ An
Logo LPBank Hoàng Anh Gia Lai - HGL LPBank Hoàng Anh Gia Lai
-
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Hà Nội vs Thể Công - Viettel
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-

Tự truyện gây "sốc" của Ibrahimovic (Kỳ 57)

Pha ghi bàn vào lưới Reggina không chỉ là một siêu phẩm để đời mà còn giúp tôi tiến gần đến một danh hiệu mà mình chưa từng đạt được trong 5 năm ở Italia: Vua phá lưới.

Cuốn tự truyện "Tôi là Zlatan" là một hiện tượng ngay khi vừa ra đời. Với lối viết phóng túng, cách kể chuyện lôi cuốn và nội dung đi thẳng vào thực tế những gì Zlatan đã trải qua, cuốn sách đã bán hơn 700.000 bản chỉ riêng ở Thụy Điển và được đề cử giải văn học.

Được phát hành rộng rãi ở 15 quốc gia, "Tôi là Zlatan" được đánh giá là cuốn tự truyện hay nhất, chân thật nhất và sống động nhất từng được viết bởi một cầu thủ bóng đá. Được nhà văn, nhà báo David Lagercrantz chấp bút, cuốn sách càng có một lối kể chuyện đậm chất văn học. Xin lần lượt gửi đến bạn đọc lược trích 1 số nội dung của cuốn sách này.

Từ 28/10, tự truyện "Tôi là Zlatan" được đăng vào các ngày thứ Hai, Tư, Sáu hàng tuần.

Bấm đây xem tin HOT ngày 28/2

Kỳ 57: Đương đầu với Ultra và gặp "trẻ trâu"

Pha ghi bàn ấy đã giúp tôi vươn lên cùng dẫn đầu danh sách dội bom với Marco di Vaio của Bologna. Trở thành Vua phá lưới tại Serie A là một sự vinh danh tuyệt vời. Mỗi giải vô địch đều phải có một Vua phá lưới, nhưng danh hiệu ấy ở Italia khó đạt cực kỳ bởi bạn phải đối đầu với những hậu vệ hay nhất thế giới.

Đấy chính là thử thách mà tôi cần có để phần còn lại của mùa bóng trở nên có ý nghĩa hơn. Tôi ngày càng trở nên năng động hơn trước khung thành đối phương. Ở Italia, họ yêu người ghi bàn vô cùng và ở Italia, họ ghét cầu thủ ghi bàn chuẩn bị rời đội cũng vô cùng. Tôi biết điều đó, nhưng tôi vẫn nói: "Tôi hoàn toàn tập trung cho phần còn lại của mùa bóng. Tôi muốn giành Scudetto, còn chuyện tương lai xin hãy chờ đến cuối mùa".

Thời gian ấy, fan Inter vào sân cùng những câu hỏi: "Chuyện gì xảy ra với Ibra vậy?". Mùa bóng vẫn còn rất dài và tôi luôn bị mọi người nhìn với những hoài nghi, những cảm xúc trái ngược.

Báo chí bắt đầu đồn đoán. Tôi, hoặc Cristiano Ronaldo của Man United, Real Madrid sẽ mua ai? Họ sẽ phá kỷ lục thế giới của chính mình sâu bao nhiêu để có được một trong hai chúng tôi? Thậm chí còn có tin đồn về một sự trao đổi cầu thủ, Gonzalo Higuain sẽ sang Inter và tôi sẽ ra đi theo chiều ngược lại, như thế thì Real sẽ đỡ đi đáng kể một số tiền chuyển nhượng.

Nhưng như tôi đã nói, tất cả đều chỉ là những tin đồn. Nhưng nó cũng ảnh hưởng nhất định đến các CĐV. Tuyệt đại đa số những thông tin về chuyển nhượng trên báo đều là bịa đặt, nhưng CĐV lại có xu hướng tin vào những lời bịa đặt ấy.

Họ thích được nghe những câu chuyện chuyển nhượng thú vị, họ thích những sự tăng cường, xáo trộn trong lực lượng, nhưng họ cực ghét cầu thủ giỏi của mình bị đội khác chèo kéo. Nghịch lý là ở chỗ đó.

Tự truyện gây "sốc" của Ibrahimovic (Kỳ 57) - 1

Ibra bị chính các CĐV nhà chỉ trích

Những từ ngữ như "tên phản bội" đã bắt đầu xuất hiện. Tôi chỉ có một lựa chọn: giả điếc. Trận đấu với Fiorentina, tôi có một cú sút phạt hàng rào đưa bóng đi với vận tốc 109 km/h. Bàn thắng ấy gần như đã đặt Scudetto vào tay Inter lần nữa.

Mọi thứ đều có 2 mặt của nó. Tôi càng chơi hay, càng lập những siêu phẩm thì các CĐV càng căm ghét, phẫn nộ trước thông tin tôi muốn rời CLB. Bầu không khí tại San Siro luôn ẩn chứa sự giận dữ, nó tiếp tục trở nên tồi tệ cho đến trận đấu với Lazio vào tháng 5-2009.

Nếu những ultra đã từng trưng lên băng rôn "Welcome Maximillian" thì họ cũng thừa biết cách để đưa bạn vào địa ngục. Khi bước vào San Siro, tôi như bước vào một vạc dầu vậy.

Tôi cố thi đấu, nhưng chỉ sau một pha xử lý hỏng, một cú sút bất thành, CĐV lại ồ lên chế nhạo. Những tiếng hoan hô biến mất, chỉ còn lại những lời chửi rủa.

Lạ thật, sao họ có thể làm thế khi tôi đang thi đấu cho đội bóng của họ ở dưới này. Inter đang dẫn đầu bảng và tiến về Scudetto, có nhất thiết phải cư xử như vậy không cơ chứ. Tôi đưa ngón tay lên miệng ra hiệu hãy im lặng, họ xem đấy là hành động khiêu khích và còn hò hét dữ hơn.

Kết thúc hiệp 1 trận đấu là 0-0 và mặc dù chúng tôi đã tạo được sức ép đáng kể, đã chơi tốt, những tiếng la ó tiếp tục vang lên không ngớt. Tôi biết mình sẽ làm cho họ phải im lặng. Khi giận dữ là khi tôi chơi hay nhất. Thỉnh thoảng tôi vẫn cư xử ngu ngốc và ăn thẻ đỏ, nhưng đa số trường hợp tôi bùng nổ theo hướng tích cực.

Nhận bóng cách khung thành 15 mét, tôi xoay người lại và lao về phía trước và tung một cú sút, quả bóng đi vào khe giữa 2 trung vệ và hạ gục hoàn toàn thủ môn. Cả góc sút và lực sút đều hoàn hảo.

Nhưng các CĐV không bàn về pha ghi bàn ấy mà bàn về cách ăn mừng của tôi suốt nhiều ngày sau đó. Tôi không cười, tôi chạy lùi về sau và đưa ngón tay lên miệng và truyền đi thông điệp: hãy câm miệng. Đây là lời hồi đáp của Ibra dành cho các CĐV quá khích. Tôi cười vào tiếng la ó của họ. Sau hành động ấy, giữa tôi và các fan Inter đã hình thành một mâu thuẫn không thể giải quyết.

Bên ngoài sân, Mourinho tất nhiên vẫn đứng yên như một pho tượng. Nhưng tôi biết ông ấy cũng đồng tình với tôi. Loại CĐV nào mà đi la ó chính đội bóng của mình, chính cầu thủ trụ cột của mình cơ chứ.

Tôi tiếp tục chơi tốt và kiến tạo bàn nâng tỷ số lên 2-0. Tôi thống trị hoàn toàn hàng thủ đối phương và hài lòng khi nghe tiếng còi mãn cuộc. Nhưng mọi việc chưa dừng lại ở đó. Khi tôi rời khỏi sân thì có người nói là sếp sòng của đám Ultra đang chờ tôi trong phòng thay quần áo. Tôi chả hiểu nổi tại sao một tay cộm cán lại được phép ngang nhiên ngồi trong phòng chờ như thế.

Nhưng tôi vẫn bước vào. Trước khi đến phòng thay quần áo, hành lang đã có sẵn 7, 8 tay anh chị. Đấy không phải là những kẻ nói chuyện lịch sự theo cái kiểu: "Xin lỗi, nói chuyện tí được không". Họ là dân đường phố, luôn sẵn sàng đánh nhau chí chết.

Tôi bắt đầu hồi hộp, tim đập đến 150 nhịp/phút. Nhưng tôi tự nói với mình: không được phép khiếp nhược. Tôi tiến đến, hùng dũng và chính bọn chúng lại cảm thấy ‘’rét’’.

Tôi mở lời trước: "Mấy người có chuyện gì sao? La hét cái gì om sòm trên khán đài vậy?".

"Ờ, một số đứa nó cáu".

"Nói bọn nó xuống hết sân đi, đứng đó xếp hàng, tao ra nói chuyện phải quấy, từng đứa, từng đứa".

Nghe thế, cả bọn đều bỏ đi. Tôi thở phào nhẹ nhõm. Đối với bọn cứng, cách duy nhất là phải cứng hơn nó. Nếu không, chúng sẽ chà đạp bạn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Lan Anh (dịch) ([Tên nguồn])
Tự truyện “Tôi là Zlatan Ibrahimovic” Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN