Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Indonesia vs Lào 12/12/24 - Trực tiếp
Logo Indonesia - IDN Indonesia
2
Logo Lào - LAO Lào
2
Viktoria Plzeň vs Manchester United
Logo Viktoria Plzeň - PLZ Viktoria Plzeň
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Roma vs Sporting Braga
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Sporting Braga - BRA Sporting Braga
-
PAOK vs Ferencváros
Logo PAOK - PKT PAOK
-
Logo Ferencváros - FTC Ferencváros
-
Malmö FF vs Galatasaray
Logo Malmö FF - MFF Malmö FF
-
Logo Galatasaray - GS Galatasaray
-
Rangers vs Tottenham Hotspur
Logo Rangers - RAN Rangers
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Porto vs Midtjylland
Logo Porto - POR Porto
-
Logo Midtjylland - FCM Midtjylland
-
Ajax vs Lazio
Logo Ajax - AJX Ajax
-
Logo Lazio - LAZ Lazio
-

Tự truyện gây "sốc" của Ibrahimovic (Kỳ 13)

Ba ngày sau khi thuổng chiếc xe đạp của vị trợ lý, toàn đội tổ chức một cuộc họp. HLV trưởng hỏi: "Có đứa nào nhìn thấy chiếc xe ấy không?".

Cuốn tự truyện "Tôi là Zlatan" là một hiện tượng ngay khi vừa ra đời. Với lối viết phóng túng, cách kể chuyện lôi cuốn và nội dung đi thẳng vào thực tế những gì Zlatan đã trải qua, cuốn sách đã bán hơn 700.000 bản chỉ riêng ở Thụy Điển và được để cử giải văn học.

Được phát hành rộng rãi ở 15 quốc gia, "Tôi là Zlatan" được đánh giá là cuốn tự truyện hay nhất, chân thật nhất và sống động nhất từng được viết bởi một cầu thủ bóng đá. Được nhà văn, nhà báo David Lagercrantz chấp bút, cuốn sách càng có một lối kể chuyện đậm chất văn học. Xin lần lượt gửi đến bạn đọc lược trích 1 số nội dung của cuốn sách này.

Từ 28/10, tự truyện "Tôi là Zlatan" được đăng vào các ngày thứ Hai, Tư, Sáu hàng tuần.

Kỳ 13: Cuộc hẹn đầu tiên

Không ai thấy cả. Tất nhiên tôi không không thấy chứ sao. Trong trường hợp đó thì bạn còn biết nói gì được nữa. Phải giả điên thôi: "Ồ thế à, tiếc thật. Em cũng vừa mất chiếc xe đạp của mình xong".

Nhưng tôi vẫn cảm thấy day dứt. Mình đã làm gì thế này? Sao mà xui thế, sao lại là chiếc xe của vị trợ lý cơ chứ. Tôi đành phải đến thú thực với vị ấy:

- "Em có mượn chiếc xe của thầy một tí. Tình hình lúc ấy hơi khó xử. Nhưng em sẽ trả lại thầy ngay ngày mai".

Nói xong tôi cười toe toét, nụ cười ấy đã giúp tôi nhiều lần trong đời. Nhưng lần này thì không. Tôi đã trở thành con cừu đen của cả đội. Nếu có thứ gì mất tích, tôi đều bị nhìn với ánh mắt nghi ngờ. Hiển nhiên phải vậy rồi, có "tiền án" mà, huống chi tôi là là đứa nghèo nhất đội.

Khi tất cả đều có những đôi giày ngon lành, làm từ da kangaroo thì tôi vẫn phải mang đôi giày chỉ có giá 9 kronor (6 euro nếu so với tỷ giá bây giờ - người dịch). Khi tôi mua, đôi giày cà khổ của tôi chỉ nằm khiêm tốn bên cạnh đám cà chua và rau củ.

Những lúc ra nước ngoài tập huấn và thi đấu, trong lúc các đồng đội mang theo mình 2.000 kronor thì tôi chỉ có vỏn vẹn 20 kronor. Đôi khi bố còn không đủ số tiền chu cấp nên tôi đành phải xin ở nhà. Vào những giờ ăn trưa, trong lúc đám bạn ăn pizza, hay hamburger một cách ngon lành thì tôi đành phải vỗ về cái bụng đói meo. "Tôi không đói, để ăn sau cũng được," tôi nói dối với đám bạn.

Thỉnh thoảng chúng tôi được chọn nhặt bóng trong các trận đấu. Một lần kia Malmo đá với IFK Göteborg, một trận đấu lớn tại Thụy Điển. Các đồng đội tôi như phát điên và nhờ tôi xin chữ ký của các ngôi sao, đặc biệt là một nhân vật tên Thomas Ravelli, nghe bảo là người hùng sau một loạt penalty ở World Cup.

Tự truyện gây "sốc" của Ibrahimovic (Kỳ 13) - 1

Ibra chỉ thần tượng những siêu sao Brazil

Tôi thì chưa từng nghe đến cái tên này. Không có cái tên Thụy Điển nào lọt vào đầu tôi cả bởi tôi chỉ mê những cầu thủ Brazil, Romario, Bebeto và những đồng đội của họ. Riêng với Ravelli thì tôi chỉ thích... cái quần thôi, tôi thậm chí đã nghĩ cách trộm nó.

Chúng tôi được yêu cầu phải bán Binglotto (một dạng vé số ở Thụy Điển - ND) để mang tiền về cho CLB. Tôi chả bao giờ mua vé số, chả bao giờ quan tâm đến đài sẽ xổ những số nào, nhưng tôi vẫn buộc phải bán cho CLB của mình.

"Xin chào, tên cháu là Zlatan. Xin lỗi đã làm phiền, nhưng chú có muốn mua một tấm không?"

Với tôi đấy là công việc kinh khủng. Đến Giáng sinh chúng tôi còn bị buộc phải bán lịch nữa. Tôi không giỏi mồm miệng nên chả bán được nhiều, thế là phần của tôi bố tôi buộc phải mua hết. Thật vớ vẩn, ngốc nghếch. Đến bây giờ tôi vẫn không hiểu nổi vì sao CLB lại để đám trẻ làm cái trò ăn xin ấy.

Bất chấp các phụ huynh không thích tôi, bố tôi rốt cục cũng đã thay tôi ký hợp đồng đầu tiên trong đời với Malmo cùng mức lương 1500 kronor/tháng. Đấy là cả một sự đổi đời.

Từ ấy, tôi ra sức tập luyện nhiều hơn nữa. Tôi cố chặn quả bóng với số lần chạm bóng ít nhất có thể, cố nhái theo những động tác của Ronaldo và Romario. Những tiếng xì xầm: "Coi kìa, nó lại lừa bóng nữa", "Sao cứ thích thể hiện thế nhỉ" không làm ảnh hưởng đến tôi. Đám phụ huynh ấy lấy tư cách gì mà phán xét tôi chứ.

Khi ấy tôi vẫn còn theo học tại trường Sorgenfri. Họ cử riêng một giám thị nữ chỉ lo nhiệm vụ canh chừng tôi. Một số thầy cô còn muốn gửi tôi vào trường học đặc biệt.

Quái thật, tôi đâu phải tội phạm đâu mà cần phục hồi nhân phẩm. Thuốc lá tôi còn không hút. Nhưng sự thô lỗ khiến tôi bị cách ly, bị nhìn như người ngoài hành tinh vậy.

Tôi ghét bị theo tò tò, thế là vào một buổi học thể dục, tôi đã đá quả bóng vào đầu của vị giám thị ấy. Quá sốc, cô ấy gọi bố tôi lên để bàn chuyện chuyển tôi sang một trường khác, dành cho trẻ em có vấn đề về tâm lý.

Đấy là một cuộc gặp mà người giám thị ấy ước gì đã không diễn ra. Bố tôi đã gầm lên: "Mày là ai? Con tao bị gì mà mày đòi chuyển vào trường tâm thần? Chính đám giáo viên mới nên vào đó khám đầu. Con tao không sao cả, nó là một đứa trẻ ngoan. Chết mẹ cả đám đi".

Rồi mọi chuyện vẫn y như vậy, tôi vẫn phải đến trường cùng với vị giám thị đặc biệt kia, cảm giác mình bị phân biệt đối xử tàn tệ. Chính thứ cảm giác ấy đã góp phần trui rèn tôi thành một chiến binh.

Đến đây, tôi sẽ kể cho bạn nghe về cuộc hẹn đầu tiên trong đời mình. Cô gái ấy chủ động lại bắt chuyện với tôi, "gã học sinh có giám thị theo kèm". Và tôi đã hẹn hò.

- Em muốn đi đâu đó sau khi tan trường không?

- Có chứ, em muốn.

- Thế đi Gustav nhé?

Gustav là một quảng trường ở Malmo. Tôi đến đó và chờ đợi. Một phút, hai phút rồi 10 phút. Tôi thất vọng não nề: "Con bé ấy lừa mình. Nó chỉ muốn chọc mình chơi cho vui thôi. Ai lại muốn hẹn hò với một tên như mình chứ".

Tôi quay về nhà cùng nỗi buồn và sự hậm hực. Đấy là lúc tôi hạ quyết tâm phải trở thành một ngôi sao bóng đá, phải nổi tiếng và có thật nhiều tiền, lúc đó đám con gái sẽ biết tay.

Nhưng cô bé ấy đã đến, ngay khi tôi rời đi. Chiếc xe bus của em ấy đến muộn vì tay tài xế dừng lại hút một điếu thuốc. Cô bé không thấy tôi, và cũng trở về cùng nỗi buồn như tôi.

* Từ một cầu thủ vô danh ở Thụy Điển, Ibra đã suýt thành học trò của HLV A.Wenger. Mời các bạn đón đọc Tự truyện gây "sốc" của Ibrahimovic (Kỳ 14) vào 7h sáng thứ Tư 20/11.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lan Anh (dịch) ([Tên nguồn])
Tự truyện “Tôi là Zlatan Ibrahimovic” Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN