Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Lào vs Philippines
Logo Lào - LAO Lào
-
Logo Philippines - PHI Philippines
-
Việt Nam vs Indonesia
Logo Việt Nam - VIE Việt Nam
-
Logo Indonesia - IDN Indonesia
-
Atlético Madrid vs Getafe
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Logo Getafe - GET Getafe
-
Brighton & Hove Albion vs Crystal Palace
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Bologna vs Fiorentina
Logo Bologna - BOL Bologna
-
Logo Fiorentina - FIO Fiorentina
-
Heidenheim vs Stuttgart
Logo Heidenheim - HDH Heidenheim
-
Logo Stuttgart - VFB Stuttgart
-
Manchester City vs Manchester United
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
RB Leipzig vs Eintracht Frankfurt
Logo RB Leipzig - RBL RB Leipzig
-
Logo Eintracht Frankfurt - SGE Eintracht Frankfurt
-
Southampton vs Tottenham Hotspur
Logo Southampton - SOU Southampton
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Chelsea vs Brentford
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Milan vs Genoa
Logo Milan - MIL Milan
-
Logo Genoa - GEN Genoa
-
PSG vs Olympique Lyonnais
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Olympique Lyonnais - OL Olympique Lyonnais
-
Barcelona vs Leganés
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Logo Leganés - LEG Leganés
-
Lazio vs Inter Milan
Logo Lazio - LAZ Lazio
-
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
AFC Bournemouth vs West Ham United
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Campuchia vs Timor-Leste
Logo Campuchia - CAM Campuchia
-
Logo Timor-Leste - TLS Timor-Leste
-
Singapore vs Thái Lan
Logo Singapore - SGP Singapore
-
Logo Thái Lan - THA Thái Lan
-
Myanmar vs Lào
Logo Myanmar - MYA Myanmar
-
Logo Lào - LAO Lào
-
Philippines vs Việt Nam
Logo Philippines - PHI Philippines
-
Logo Việt Nam - VIE Việt Nam
-
Monaco vs PSG
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Espanyol vs Valencia
Logo Espanyol - ESP Espanyol
-
Logo Valencia - VAL Valencia
-
Malaysia vs Singapore
Logo Malaysia - MAS Malaysia
-
Logo Singapore - SGP Singapore
-
Thái Lan vs Campuchia
Logo Thái Lan - THA Thái Lan
-
Logo Campuchia - CAM Campuchia
-

Từ cuộc đua trụ hạng V-League 2018: Đồng tiền cũng biết nói năng

XSKT Cần Thơ và Nam Định đang là hai đội bóng đứng bét bảng xếp hạng V-League 2018, cả hai đều gặp khó khăn về mặt tài chính...

Nhà nghèo gặp khó...

V-League 2018 đang trôi về những vòng đấu cuối cùng. Trong khi cuộc đua vô địch đã khép lại khi Hà Nội FC lên ngôi sớm 5 vòng đấu thì kịch bản dưới đáy bảng xếp hạng cũng gần như an bài với hai cái tên Nam Định và XSKT Cần Thơ. Hai đội bóng này thể hiện phong độ yếu kém kéo dài, rất khó bứt phá trong những vòng đấu còn lại. Nếu không có những bất ngờ xảy ra vào phút chót, tấm vé xuống chơi tại hạng Nhất khó tuột khỏi tay XSKT Cần Thơ còn đội bóng thành Nam phải đá trận play-off với đội về nhì của Giải hạng Nhất để xác định tấm vé cuối cùng dự V-League 2019.

Từ cuộc đua trụ hạng V-League 2018: Đồng tiền cũng biết nói năng - 1

XSKT Cần Thơ (trái) gần như nắm chắc tấm vé xuống hạng - Ảnh: VPF

Rất trùng hợp, hai cái tên đang ngụp lặn đáy bảng xếp hạng V-League 2018 đều đang gặp khó khăn về tài chính. Cách đây không lâu, CLB Nam Định từng phải kêu cứu vì không còn tiền để thanh toán lương cho cầu thủ. Nguyên nhân bởi địa phương chưa kịp giải ngân số tiền hỗ trợ theo kế hoạch từ đầu mùa, khoảng hơn 10 tỷ đồng. Cùng thời điểm, XSKT Cần Thơ cũng xuất hiện thông tin không vui liên quan tới tiền bạc. Cụ thể, nhiều cầu thủ gửi thư lên lãnh đạo CLB yêu cầu thanh toán tiền lót tay theo theo đúng hợp đồng, bằng không họ sẽ đình công.

HLV Nguyễn Văn Sỹ của CLB Nam Định xác nhận, tới thời điểm này, mọi chuyện đã giải quyết ổn thỏa. Tương tự, sóng ngầm tại XSKT Cần Thơ cũng đã được dẹp yên. Nhưng việc này cho thấy tiềm lực tài chính quá eo hẹp của Nam Định và đại diện miền Tây.

Mùa trước, XSKT Cần Thơ cũng đã phải đá play-off mới có thể ở lại V-League. Đội xuống hạng là Long An cũng thuộc loại “con nhà nghèo”. Trước nữa, mùa giải 2016, Đồng Tháp tỏ ra đuối sức trông thấy vì không có tiền để tăng cường lực lượng và đành chấp nhận dạt xuống hạng Nhất. Đồng Nai ở mùa giải 2015 cũng không ngoại lệ. Đội bóng này thậm chí sau đó còn xin không dự Giải hạng Nhất vì thiếu kinh phí.

Ở chiều ngược lại, những đội bóng lên ngôi vô địch trong những năm gần đây là B.Bình Dương, Hà Nội FC hay Quảng Nam đều có nguồn tài chính dồi dào. Sự tương phản này cho thấy, muốn chơi tốt tại V-League 2018, yếu tố tiên quyết chính là tài khoản phải... dày.

Tiền phản ánh hai cách làm bóng đá

HLV Triệu Quang Hà, người từng cầm quân chinh chiến tại V-League cho rằng, một CLB nếu có nền tảng tài chính đảm bảo sẽ chủ động hơn trong việc chuẩn bị trước mùa giải: “Nam Định đến sát thời điểm V-League 2018 khởi tranh mới hoàn thiện việc chuyển đổi do thiếu tiền, cộng thêm lực lượng yếu nên đuối cũng dễ hiểu. XSKT Cần Thơ giai đoạn đầu chơi tốt nhưng dần đánh mất phong độ bởi không có những cầu thủ chất lượng, việc này cũng xuất phát từ túi tiền hạn chế”.

Cũng theo ông Hà, tại V-League hiện nay tồn tại hai mô hình phát triển: “Mô hình dùng tiền để đầu tư mạnh và mô hình dựa vào nguồn lực đào tạo trẻ. Hà Nội FC, Quảng Nam, B.Bình Dương (trước đây) là đại diện cho mô hình thứ nhất. SLNA, Khánh Hòa đại diện cho mô hình thứ hai. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào nguồn lực sẵn có thì rất khó vươn lên đỉnh cao. Bóng đá hiện đại được quyết định bởi ba thành tố chính gồm: Tiền bạc, con người và kinh nghiệm thi đấu. Phải hội tụ được cả ba yếu tố này mới có thể thành công”.

Trong khi đó, bình luận viên Vũ Quang Huy lại đặc biệt nhấn mạnh vai trò của tài chính ở sân chơi V-League: “Tiền rất quan trọng. Một đội bóng dù không có hệ thống đào tạo trẻ tốt, không có truyền thống nhưng đầu tư quyết tâm, liên tục vẫn có thể hái quả ngọt. Quảng Nam hay B.Bình Dương là những ví dụ điển hình nhất”.

Lý giải về việc có những đội bóng không dư giả tài chính nhưng vẫn chơi tốt tại V-League bình luận viên Quang Huy nói rằng: “Trường hợp Sanna Khánh Hòa, SLNA là nhờ cách làm bóng đá bài bản, xây dựng lực lượng chủ chốt đều là người địa phương. Thế nên khi có khó khăn họ cùng nắm tay nhau vượt qua. Với Nam Định, tôi tin họ cũng sẽ ở lại V-League nhờ dàn cầu thủ bản địa trẻ, khát khao. XSKT Cần Thơ hay trước đó là Đồng Tháp, Đồng Nai thì khác, họ thiếu tiền và là tập hợp của cầu thủ tứ xứ, thiếu gắn kết nên khi khó khăn không thể đồng lòng, dẫn tới bị đào thải”.

Quân bầu Hiển hạ đẹp HAGL: CĐV yêu cầu lính bầu Đức từ chức

Nhiều CĐV HAGL tỏ ra vô cùng thất vọng sau trận thua 3-5 trước Hà Nội ở vòng 23.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hữu Hiệp ([Tên nguồn])
V-League 2024-25: Cuộc đua nóng bỏng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN