Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Liverpool vs AFC Bournemouth
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Aston Villa vs Newcastle United
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Tottenham Hotspur vs Burnley
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Burnley - BUR Burnley
-
Sunderland vs West Ham United
Logo Sunderland - SUN Sunderland
-
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Nottingham Forest vs Brentford
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Brighton & Hove Albion vs Fulham
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Wolverhampton Wanderers vs Manchester City
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Chelsea vs Crystal Palace
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Manchester United vs Arsenal
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Leeds United vs Everton
Logo Leeds United - LEE Leeds United
-
Logo Everton - EVE Everton
-
Sassuolo vs Napoli
Logo Sassuolo - SAS Sassuolo
-
Logo Napoli - NAP Napoli
-
Genoa vs Lecce
Logo Genoa - GEN Genoa
-
Logo Lecce - LEC Lecce
-
Roma vs Bologna
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Bologna - BOL Bologna
-
Milan vs Cremonese
Logo Milan - MIL Milan
-
Logo Cremonese - CRE Cremonese
-
Como vs Lazio
Logo Como - COM Como
-
Logo Lazio - LAZ Lazio
-
Cagliari vs Fiorentina
Logo Cagliari - CAG Cagliari
-
Logo Fiorentina - FIO Fiorentina
-
Juventus vs Parma
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Logo Parma - PAR Parma
-
Atalanta vs Pisa
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-
Logo Pisa - PIS Pisa
-
Udinese vs Hellas Verona
Logo Udinese - UDI Udinese
-
Logo Hellas Verona - VER Hellas Verona
-
Inter Milan vs Torino
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Logo Torino - TOR Torino
-

Tổng cục "thổi còi" vụ U22 đá V-League

Trao đổi với giới truyền thông chiều nay (10/12) Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT ông Phạm Văn Tuấn (kiêm Phó Chủ tịch VFF) cho rằng, ý tưởng đưa U22 Việt Nam và thi đấu ở V-League là ý tưởng tốt, nhưng sẽ rất khó thực hiện được ở thời điểm hiện nay.

Liên quan đến việc Hội đồng quản trị Công ty CP bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đề xuất đưa ĐT U22 Việt Nam vào thi đấu ở V-League 2013, hay việc V-League năm nay sẽ không có đội phải xuống hạng đang là chủ đề nóng trong dư luận cũng như các nhà làm chuyên môn. Xoay quanh vấn đề này chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Văn Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT đồng thời là tân phó chủ tịch VFF.

* Vừa qua VPF đã có đề xuất đưa ĐT U22 Việt Nam vào thi đấu ở V-League 2013, vậy vấn đề này Tổng cục TDTT đã nhận được thông báo chưa và ý kiến chỉ đạo là như thế nào, thưa ông?

Việc đề xuất đưa U22 vào thi đấu ở V-League sắp tới là ý tưởng tốt, bởi tất cả đều về mục đích chung là SEA Games 2013, nhưng trong thực tế của bóng đá Việt Nam hiện nay sẽ rất khó thực hiện. Tổng cục thấy còn rất nhiều yếu tố khó khăn để cấu thành một đội U22 có thể thi đấu được ở V-League.

Đầu tiên phải nói thêm, các đội tuyển QG, như U23, U19, U15,… là đều do Tổng cục thành lập và VFF là cơ quan quản lý thực hiện. Nhưng cho tới thời điểm này Tổng cục vẫn chưa nhận được văn bản nào từ VFF, mọi thông tin chúng tôi có được đều qua báo chí. Theo quy trình báo cáo, đầu tiên VPF phải báo cáo lên VFF và VFF sẽ báo cáo lên Tổng cục TDTT, nhưng quan điểm cá nhân tôi cũng như Tổng cục về vấn đề đưa ĐT U22 vào đá V-League sẽ không thể thực hiện được.

Tổng cục "thổi còi" vụ U22 đá V-League - 1

VPF sẽ bị TC TDTT "tuýt còi" khi đề xuất ĐT U22 đá V-League

* Vậy theo ông, đâu là lý do khiến đề xuất của VPF không thể thực hiện thành công?

Để thành lập được U22 phải phụ thuộc vào rất nhiều điều kiện như: công tác quản lý, sự phối hợp giữa các CLB như thế nào, tài chính ra sao, thể thức thi đấu… Đây đều là những vấn đề rất khó giải quyết ở thời điểm hiện tại của bóng đá Việt Nam.

* Giả thiết, vì lý do nào đó nếu ĐT U22 vẫn có thể tham dự ở V-League 2013, nguồn kinh phí nuôi đội bóng sẽ lấy từ đâu, thưa ông?

Như tôi đã nói ở trên, thực tế cho tới lúc này VPF hay VFF vẫn chưa có báo cáo chính thức nào bằng văn bản cho Tổng cục. Mặt khác, vấn đề này vẫn chưa được thống nhất ở VFF, bởi phải tới ngày 13/12 tới đây VFF mới tổ chức Hội nghị Ban chấp hành và từ đó sẽ quyết định có hay không chấp thuận việc ĐT U22 đá V-League. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, chúng ta có thể biết được vấn đề này như sau: nguyên tắc một đội tuyển QG hoạt động phải theo kinh phí Nhà nước và VFF, VPF không thể bỏ tiền ra nuôi đội U22 được. VPF sẽ đứng ra ủng hộ một phần nào đó vào tài khoản chung và sẽ phải dưới sự điều hành của VFF.

* Vừa qua VPF đã thống nhất và sẽ đề xuất lên VFF, Tổng cục TDTT cho phép mùa giải 2013 tới đây V-League sẽ không có đội xuống hạng. Ông có thể cho biết ý kiến của Tổng cục về vấn đề này?

Nếu đá bóng không có lên xuống hạng, không có tính chất ganh đua và không quyết liệt, chắc chắn người hâm mộ sẽ quay lưng. Vậy nên quan điểm cá nhân tôi cũng như Tổng cục TDTT bóng đá phải có lên và xuống hạng, dù ít đội cũng được như tính chất đua tranh phải quyết liệt và phải tạo cơ sở vững tin nơi người hâm mộ, đây sẽ cơ sở để bóng đá phát triển. Cần phải nhắc lại, bóng đá thành công đến mấy, cuối cùng mục tiêu hướng tới vẫn phải là người hâm mộ.

Cũng như đề xuất đưa U22 thi đấu ở V-League 2013, cho tới thời điểm này, Tổng cục vẫn chưa nhận báo cáo bằng văn bản của VFF. Tuy nhiên, dù sự việc đó có được Hội nghị Ban chấp hành VFF thông qua, Tổng cục TDTT cũng không ủng hộ.

* Bóng đá Việt Nam đang có dấu hiệu thụt lùi, vậy theo ông nguyên nhân nào đã dẫn tới tình trạng như hiện nay?

- Phải nhìn nhận thực tế bóng đá Việt Nam trong những năm qua đã có sự phát triển khá nhanh. Tuy nhiên, sự phát triển đó chưa có căn cơ và làm quá nóng vội, nên bây giờ bị suy thoái theo kinh tế xã hội. Theo quan điểm cá nhân tôi, ngay từ bây giờ, chúng ta phải xây dựng lại từ đầu. Để thực hiện được điều này, trước mắt bóng đá phải xây dựng lại được niềm tin của người hâm mộ và mọi thứ phải có lộ trình. Các CLB phải được xây dựng  theo mô hình nào cho tốt và phải lấy tiêu chí phục vụ người hâm mộ, mặt khác bản thân các CLB sẽ phải tự sống được. Bởi từ trước tới nay, các đội bóng đa phần sống nhờ vào các công ty mẹ, vậy nên do ảnh hưởng của kinh tế và đã bị kéo xuống dốc theo.

* Xin cảm ơn ông.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trúc An ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN