Trận đấu nổi bật

Xem thêm

U23 Indonesia vs U23 Uzbekistan
Logo U23 Indonesia - IDN U23 Indonesia
-
Logo U23 Uzbekistan - UZB U23 Uzbekistan
-
U23 Nhật Bản vs U23 Iraq
Logo U23 Nhật Bản - JPN U23 Nhật Bản
-
Logo U23 Iraq - IRQ U23 Iraq
-
Barcelona vs Valencia
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Logo Valencia - VAL Valencia
-
Bayern Munich vs Real Madrid
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Borussia Dortmund vs PSG
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Roma vs Bayer Leverkusen
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Olympique Marseille vs Atalanta
Logo Olympique Marseille - OM Olympique Marseille
-
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-

Nguyên tắc vật lí "giúp" Messi sút phạt hoàn hảo

Siêu sao người Argentina đã trở thành cầu thủ mới nhất áp dụng thành công "hiệu ứng Magnus" vào bóng đá.

Cách đây vài năm, Lionel Messi thường không được xếp vào top những chân đá phạt xuất sắc nhất làng bóng đá thế giới. Tuy nhiên theo thời gian, siêu sao người Argnetina ngày càng cải thiện kĩ năng này, thậm chí còn có những bước tiến vượt bậc. Bằng chứng: chỉ tính riêng mùa giải 2015/16, anh đã ghi 6 bàn thắng trên chấm đá phạt, vượt qua thành tích tốt nhất của bản thân ở mùa 2012/13 (4 bàn).

Nguyên tắc vật lí "giúp" Messi sút phạt hoàn hảo - 1

Messi đã có 6 pha lập công từ chấm đá phạt ở mùa giải này

Mới đây, tờ Sport (TBN) cũng đưa ra một góc nhìn khác khá thú vị về khả năng sút phạt của Messi, dựa trên nguyên tắc “hiệu ứng Magnus”.

Đây là hiện tượng được nhà vật lý người Đức Heinrich Gustav Magnus nghiên cứu vào năm 1852, xuất hiện khá phổ biến ở các môn thể thao như bóng đá, golf hay bóng bàn.

Có thể lí giải ngắn gọn như sau: Khi quả bóng xoay tròn thì ở phía dòng không khí cùng chiều với chiều quay quả bóng, chuyển động của các phân tử không khí tăng lên, còn ở phía còn lại vận tốc của các phân tử khí giảm đi. Điều này đã tạo ra sự chênh lệch áp suất tĩnh và xuất hiện lực tác dụng lên quả bóng theo phương thẳng đứng, hướng cắt các dòng khí cùng chiều với chiều quay của quả bóng. Lúc này, quả bóng sẽ bay theo đường parabol (theo Wikipedia).

Lí thuyết là vậy, nhưng không phải cầu thủ nào cũng thực hiện được trọn vẹn từng ấy nguyên tắc của hiệu ứng Magnus, bởi việc quyết định đưa bàn chân theo hướng nào để trái bóng xoáy có chú ý chỉ diễn ra trong tích tắc, thậm chí phải dựa nhiều vào trực giác.

Nguyên tắc vật lí "giúp" Messi sút phạt hoàn hảo - 2

Cả 6 pha sút phạt thành bàn của Messi ở mùa giải này đều đưa bóng đi theo cùng một quỹ đạo

Theo thống kê từ Sport, cả 6 pha sút phạt thành bàn của Messi ở mùa giải này đều đi theo một quỹ đạo xoáy vào góc trái khung thành dù đứng ở bất cứ vị trí nào, trung lộ, cánh phải và thậm chí cả cánh trái (như bàn thắng vào lưới Sevilla). Điều đó đặt ra cho NHM câu hỏi: Phải chăng Messi thực sự đạt đến đẳng cấp có thể kiểm soát đường bóng bay theo ý mình muốn?

Nếu đúng như vậy, siêu sao người Argentina quả là “nhà vật lí” thiên tài của làng bóng đá!

Video siêu phẩm sút phạt của Messi trận Barca- Sevilla

Roberto Carlos là cầu thủ nổi tiếng nhất từng áp dụng thành công “hiệu ứng Magnus” trong những cú sút phạt. Trận đấu giữa đội tuyển Pháp và Brazil diễn ra ngày 3/6/1997 thuộc khuôn khổ cúp Tứ Hùng, hậu vệ huyền thoại đã ghi một bàn thắng khó tin.

Ở khoảng cách 35 mét so với khung thành, Carlos sút về phía góc phải, nhưng trái bóng đột ngột chuyển hướng vòng xuống, bay ngược về bên trái khiến thủ môn Fabien Barthez sững sờ.

Chứng kiến siêu phẩm để đời của Carlos, bình luận viên trận đấu đã phải thốt lên: “Cú sút ấy thách thức tất cả những định luật vật li”. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đỗ Anh (tổng hợp từ Sport) ([Tên nguồn])
La liga 2023-24 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN