Trận đấu nổi bật

Xem thêm

U23 Hàn Quốc vs U23 Indonesia
Logo U23 Hàn Quốc - KOR U23 Hàn Quốc
-
Logo U23 Indonesia - IDN U23 Indonesia
-
Brighton & Hove Albion vs Manchester City
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
U23 Uzbekistan vs U23 Saudi Arabia
Logo U23 Uzbekistan - UZB U23 Uzbekistan
-
Logo U23 Saudi Arabia - KSA U23 Saudi Arabia
-
U23 Iraq vs U23 Việt Nam
Logo U23 Iraq - IRQ U23 Iraq
-
Logo U23 Việt Nam - VIE U23 Việt Nam
-
West Ham United vs Liverpool
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Wolverhampton Wanderers vs Luton Town
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Luton Town - LUT Luton Town
-
Newcastle United vs Sheffield United
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Sheffield United - SHU Sheffield United
-
Manchester United vs Burnley
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Burnley - BRN Burnley
-
Fulham vs Crystal Palace
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Everton vs Brentford
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Aston Villa vs Chelsea
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Tottenham Hotspur vs Arsenal
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
AFC Bournemouth vs Brighton & Hove Albion
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Nottingham Forest vs Manchester City
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Bayern Munich vs Real Madrid
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Borussia Dortmund vs PSG
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Roma vs Bayer Leverkusen
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Olympique Marseille vs Atalanta
Logo Olympique Marseille - OM Olympique Marseille
-
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-

Lo đầu tư thiên vị sau đại hội VFF

Đại hội nhiệm kỳ VII của LĐBĐ Việt Nam (VFF) vào ngày 25-3 hứa hẹn sẽ tôn vinh những ông chủ doanh nghiệp nắm giữ những chức vụ quan trọng nhất trong BCH. Vấn đề là sau đại hội, VFF sẽ thay đổi hình hài bóng đá Việt Nam như thế nào?

Quyền Chủ tịch LĐBĐ Việt Nam (VFF), ông Lê Hùng Dũng, từng than thở rằng ngay sau đại hội nhiệm kỳ VII tới, ban chấp hành khóa mới chắc chắn sẽ phải gánh vác những trọng trách từ nền bóng đá vốn chịu quá nhiều biến động, khủng hoảng. Khó nhất chính là vừa phải dồn sức chăm lo cho lứa U19 và đội tuyển nữ nhưng đồng thời cũng không được bỏ bê các đội tuyển khác, nhất là khi Việt Nam là đồng chủ nhà AFF Cup vào cuối năm 2014.

Lo đầu tư thiên vị sau đại hội VFF - 1

Ông Đoàn Nguyên Đức (thứ hai từ trái sang) và ông Lê Hùng Dũng tại lễ trao giải của Cúp NutiFood lần 1 - 2014 ở TP HCM Ảnh: QUANG LIÊM

Suốt một tuần qua, có nhiều ý kiến tranh cãi quanh việc VFF bỏ bê công tác chăm lo cho các đội tuyển. Trừ U19 Việt Nam do ông bầu Đoàn Nguyên Đức - ứng viên phó chủ tịch tài chính VFF - tự bỏ tiền phối hợp cùng nhà tài trợ đưa đội sang châu Âu tập huấn, những đội tuyển khác ít được VFF quan tâm dù trong năm 2014, ngoài giải U19 Đông Nam Á và VCK U19 châu Á còn có AFF Cup, sân chơi lớn dành cho đội tuyển quốc gia. Chưa kể đến Giải U19 quốc gia - Cúp Tôn Hoa Sen vừa kết thúc ở Gia Lai hôm 21-3. Đây vốn là giải đấu mà những năm trước là cơ sở để VFF chọn quân cho đội U19 Việt Nam. Nhưng nay, giải bị một số đội bóng tham dự lên tiếng chỉ trích vì lãnh đạo VFF không quan tâm đến chất lượng chuyên môn do đã chọn sẵn đội bóng của Học viện Arsenal-HAGL JMG làm nòng cốt cho đội U19 quốc gia (có bổ sung vài cầu thủ ở các đội khác).


 
Từng bước giảm ngoại binh

Trong thời gian diễn ra đại hội, VFF sẽ thảo luận, từng bước điều chỉnh, giảm số lượng cầu thủ nước ngoài thi đấu tại V-League và Giải Hạng nhất. Điều này sẽ giúp các cầu thủ nội - đặc biệt là những người chơi ở các vị trí tiền đạo, tiền vệ - có điều kiện ra sân nhiều hơn. Riêng với Giải Hạng nhất, có thể không sử dụng ngoại binh để các cầu thủ trẻ có cơ hội rèn luyện. Trong vài năm gần đây, các tuyển Việt Nam trải qua những cuộc khủng hoảng nhân lực khi không đủ tiền đạo, tiền vệ giỏi, đặc biệt là tuyển U23. Đây cũng là bài học mà bóng đá Việt Nam cần phải rút ra từ thành công của bóng đá Malaysia (họ có một thời gian dài đóng cửa với ngoại binh).

U19 Việt Nam đang tập huấn ở châu Âu, cần phải được rèn giũa rất nhiều. Trong khi đó, đội tuyển nữ Việt Nam cũng đang tập huấn tại Đà Lạt, chuẩn bị lên đường sang Trung Quốc và Hàn Quốc để thi đấu giao hữu nhằm tích lũy kinh nghiệm. Tuy nhiên, khi dư luận đều ủng hộ và tin tưởng U19 Việt Nam và tuyển nữ quốc gia sẽ làm nên chuyện tại đấu trường châu lục để giành vé dự VCK U19 thế giới và World Cup nữ năm 2015, bắt buộc VFF sẽ phải dồn sức đầu tư tốt nhất cho 2 mục tiêu trọng điểm này. Nếu trong trường hợp ông Lê Hùng Dũng và ông bầu Đoàn Nguyên Đức trúng cử, khả năng những doanh nhân này ủng hộ cho U19 và bóng đá nữ càng cao hơn.

Nói vậy để thấy rằng nếu lúng túng xử lý không khéo sau đại hội, VFF có thể tạo ra những tiền lệ không hay, nảy sinh những bất đồng không đáng có ngay trong nội bộ ban chấp hành cũng như giữa các đội bóng. Thời gian qua, đã ghi nhận chuyện giữa một số thành viên đội tuyển quốc gia và đội U23 Việt Nam bày tỏ thái độ không đẹp khi chứng kiến sự quan tâm quá mức của dư luận và giới truyền thông dành cho đội tuyển U19. Điều này dự báo sau đại hội tới đây, trách nhiệm của ông Dũng, ông Đức sẽ nặng nề hơn rất nhiều nếu được chọn vào 2 chiếc ghế quyền lực nhất của VFF. 

Nhân sự đã “an bài”?

Câu hỏi nóng nhất khi đại hội chính thức diễn ra vào ngày 25-3 và sẽ tổ chức phiên trù bị hôm nay (24-3) vẫn chủ yếu xoay quanh vấn đề nhân sự. Theo một lãnh đạo VFF, tại phiên trù bị, các tổ chức thành viên có quyền giới thiệu người ứng cử vào các chức danh lãnh đạo VFF.

Tuy nhiên, ở đại hội này, các tổ chức thành viên dường như không mấy mặn mà. Không có tổ chức nào giới thiệu ứng viên ứng cử chức chủ tịch và quyền Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng vẫn là ứng viên duy nhất cho đến lúc này. Một số chức danh phó chủ tịch cũng đã có tổ chức thành viên giới thiệu ứng cử song “điểm nóng” nhất vẫn là chức danh phó chủ tịch phụ trách tài chính. Có thể ông Đoàn Nguyên Đức sẽ ngồi ghế này.

Riêng cuộc đua vào chức danh tổng thư ký hứa hẹn căng thẳng đến phút chót. Trái với những nguồn tin trước đây cho rằng ông Ngô Lê Bằng sẽ ra đi để “trả lại ghế” cho ông Trần Quốc Tuấn, tại đại hội lần này, chủ tịch VFF vẫn sẽ là người chỉ định tổng thư ký và BCH sẽ thông qua. Ông Bằng được tiếng là hiền lành, còn ông Tuấn am hiểu và nhiều kinh nghiệm hơn.

P.Ngọc

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Minh Ngọc (nld.com.vn)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN