Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Lào vs Philippines
Logo Lào - LAO Lào
-
Logo Philippines - PHI Philippines
-
Việt Nam vs Indonesia
Logo Việt Nam - VIE Việt Nam
-
Logo Indonesia - IDN Indonesia
-
Atlético Madrid vs Getafe
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Logo Getafe - GET Getafe
-
Brighton & Hove Albion vs Crystal Palace
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Bologna vs Fiorentina
Logo Bologna - BOL Bologna
-
Logo Fiorentina - FIO Fiorentina
-
Heidenheim vs Stuttgart
Logo Heidenheim - HDH Heidenheim
-
Logo Stuttgart - VFB Stuttgart
-
Manchester City vs Manchester United
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
RB Leipzig vs Eintracht Frankfurt
Logo RB Leipzig - RBL RB Leipzig
-
Logo Eintracht Frankfurt - SGE Eintracht Frankfurt
-
Southampton vs Tottenham Hotspur
Logo Southampton - SOU Southampton
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Chelsea vs Brentford
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Milan vs Genoa
Logo Milan - MIL Milan
-
Logo Genoa - GEN Genoa
-
PSG vs Olympique Lyonnais
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Olympique Lyonnais - OL Olympique Lyonnais
-
Barcelona vs Leganés
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Logo Leganés - LEG Leganés
-
Lazio vs Inter Milan
Logo Lazio - LAZ Lazio
-
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
AFC Bournemouth vs West Ham United
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Campuchia vs Timor-Leste
Logo Campuchia - CAM Campuchia
-
Logo Timor-Leste - TLS Timor-Leste
-
Singapore vs Thái Lan
Logo Singapore - SGP Singapore
-
Logo Thái Lan - THA Thái Lan
-
Myanmar vs Lào
Logo Myanmar - MYA Myanmar
-
Logo Lào - LAO Lào
-
Philippines vs Việt Nam
Logo Philippines - PHI Philippines
-
Logo Việt Nam - VIE Việt Nam
-
Monaco vs PSG
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Espanyol vs Valencia
Logo Espanyol - ESP Espanyol
-
Logo Valencia - VAL Valencia
-
Malaysia vs Singapore
Logo Malaysia - MAS Malaysia
-
Logo Singapore - SGP Singapore
-
Thái Lan vs Campuchia
Logo Thái Lan - THA Thái Lan
-
Logo Campuchia - CAM Campuchia
-

Đại hội VFF nhiệm kỳ VII: Sắp lại bàn cờ

Sau nhiều lần trì hoãn, Đại hội VFF nhiệm kỳ VII đã được xác định đúng ngày 25-3. So với dự báo của giới chuyên môn, lần này bộ máy điều hành được sắp xếp lại.

Chính quy định của FIFA nhắc nhở ban chấp hành LĐBĐ quốc gia không được kiêm nhiệm vai trò tổng thư ký và chủ tịch phụ trách chuyên môn nên giờ chót bộ máy nhân sự sắp tới lại được cơ cấu lại.

Theo đó thì các chức danh chủ tịch VFF, phó chủ tịch tài chính và phó chủ tịch truyền thông sẽ không có những xáo trộn. Thay vào đó là việc thuyết phục đương kim Tổng Thư ký Ngô Lê Bằng chịu ngồi lại một nhiệm kỳ (trước mắt ông Bằng đồng ý làm tiếp một năm). Còn lại vị trí phó chủ tịch chuyên môn từng được xem là khó nhất nay lại có những tính toán lại. Thay cho việc các ứng viên lần lượt từ chối, bộ phận chuẩn bị nhân sự đã tính toán đưa cựu Tổng Thư ký Trần Quốc Tuấn ngồi vào vị trí đó, sau khi đã tìm được người ngồi ghế tổng thư ký.

Đại hội VFF nhiệm kỳ VII: Sắp lại bàn cờ - 1

Nhân sự với dự báo ban đầu và nhân sự chuẩn bị cho Đại hội VII.  Ảnh: XUÂN HUY - QUANG THẮNG 

Theo thông tin chúng tôi nhận được, trước đó đã có tính toán tìm một vị trí phó chủ tịch thường trực và nếu tìm được người chịu ngồi vào đó thì có thể sẽ không cần vị trí phó chủ tịch truyền thông mà thay vào đó là một bộ phận truyền thông như hệ thống của FIFA, cũng như các LĐBĐ quốc gia. Tuy nhiên, việc tìm người đứng mũi chịu sào ở vị trí phó chủ tịch thường trực gần như là không thể. Được biết cũng đã có lời mời những nhân vật uy tín và từng có kinh nghiệm làm bóng đá trẻ, tổ chức các giải trẻ và từng điều hành một tờ báo lớn nhưng nhân vật này đã từ chối.

Chính vì thế mà nhiều khả năng bộ máy điều hành VFF nhiệm kỳ VII sẽ chỉ có một gương mặt mới là doanh nhân Đoàn Nguyên Đức chấp thuận ngồi vào vị trí phó chủ tịch tài chính.

Ông Đức lâu nay vốn nổi tiếng là người bỏ tiền cho bóng đá và cũng là người nếu có kêu gọi các doanh nghiệp đổ tiền cho bóng đá thì cũng không nhận một cắc hoa hồng. Chính vì vậy mà vị trí của ông Đức được nhiều người ủng hộ và xem đấy như một nhân tố mới trong bộ máy cũ.

Cũng có ý kiến đặt ra là giữa việc bỏ tiền cho bóng đá và việc kiếm tiền cho bóng đá sẽ khác nhau rất xa. Tuy nhiên, với một doanh nhân như ông Đức thì việc kiếm tiền từ bóng đá có thể không khó nhưng vấn đề là cần một sự đồng bộ và đồng thuận.

Vị trí phó chủ tịch phụ trách chuyên môn luôn là chỗ yếu của bóng đá Việt Nam, nay nhiều khả năng thuộc về ông Trần Quốc Tuấn - một vụ phó của Bộ VH-TT&DL. Vị trí này trước đây ông Lê Thế Thọ, ông Nguyễn Sỹ Hiển, ông Trần Duy Ly hay ông Phạm Ngọc Viễn từng làm và chưa tròn vai. Nay ông Tuấn được kỳ vọng là người của AFF, AFC và của FIFA nên sẽ có nhiều thuận lợi và đó là mặt lý thuyết của những người dựng ông Tuấn lên.

Cũng cần biết gần hai nhiệm kỳ tổng thư ký, ông Tuấn đi họp nhiều hơn làm và phần đầu tư hoặc lộ trình cho bóng đá trẻ đến nay là con số không. May mắn là “cứu tinh” từ đội U-19 với đa phần là quân bầu Đức và đã được nhiều người trong bộ máy VFF “ôm” tạm để xem đấy là cứu cánh của một nền bóng đá trẻ quốc gia, dù phần đầu tư là tiền của HA Gia Lai.

Việc sắp lại bàn cờ đang được bàn luận là khó có lối ra bởi người cũ với công cuộc đổi mới chắc chắn sẽ hạn chế. Tuy nhiên, cũng đã có những câu hỏi đặt ra rằng ngoài những người này thì ai sẽ chịu ngồi vào lại không có hướng ra.

Thực tế thì cái khó không phải là tìm người ngồi vào làm mà chính là cơ chế, là êkíp và trên hết là sự quyết liệt của Bộ VH-TT&DL có thực sự muốn đổi mới hay không.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Nguyên (plo.vn)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN