Trận đấu nổi bật

Xem thêm

U23 Uzbekistan vs U23 Saudi Arabia
Logo U23 Uzbekistan - UZB U23 Uzbekistan
-
Logo U23 Saudi Arabia - KSA U23 Saudi Arabia
-
U23 Iraq vs U23 Việt Nam
Logo U23 Iraq - IRQ U23 Iraq
-
Logo U23 Việt Nam - VIE U23 Việt Nam
-
West Ham United vs Liverpool
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Wolverhampton Wanderers vs Luton Town
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Luton Town - LUT Luton Town
-
Newcastle United vs Sheffield United
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Sheffield United - SHU Sheffield United
-
Manchester United vs Burnley
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Burnley - BRN Burnley
-
Fulham vs Crystal Palace
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Everton vs Brentford
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Aston Villa vs Chelsea
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Tottenham Hotspur vs Arsenal
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
AFC Bournemouth vs Brighton & Hove Albion
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Nottingham Forest vs Manchester City
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Bayern Munich vs Real Madrid
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Borussia Dortmund vs PSG
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Roma vs Bayer Leverkusen
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Olympique Marseille vs Atalanta
Logo Olympique Marseille - OM Olympique Marseille
-
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-

Chuyện "độc quyền" của Messi và Ronaldo

Cristiano Ronaldo và Lionel Messi đã xây một thế giới dành cho riêng họ trong nửa thập niên qua, và chưa có dấu hiệu nào cho thấy thế giới ấy có thể “kết nạp” thêm thành viên mới. Tại sao họ lại “cô đơn” đến vậy?

5 Quả bóng Vàng gần đây thuộc về bộ đôi này (4 cho Messi). Cuộc đua giữa họ trong nửa thập niên qua đã tạo ra những kỳ tích vượt quá sự tưởng tượng, và chưa từng xảy ra trong lịch sử bóng đá thế giới. Trước tiên, hãy nhìn vào các con số thống kê, cụ thể và rõ ràng nhất, là các thống kê về bàn thắng.

Mùa này, Ronaldo đã ghi 29 bàn trong 29 trận ở Liga. Messi còn khủng khiếp hơn, với 43 lần nổ súng cũng sau từng ấy trận ra sân. Tức là nếu nhịp độ ghi bàn này được giữ nguyên, Ronaldo có thể kết thúc mùa bóng với 37 bàn thắng, còn Messi là... 55 bàn. Tương tự, trên mọi mặt trận, Ronaldo có thể kết thúc mùa bóng với gần 60 bàn, và Messi là hơn 70.

Đây không phải là lần đầu tiên những thống kê “quái vật” như thế xuất hiện. Mùa 2010-2011, cả hai cùng ghi 53 bàn trên mọi mặt trận, phá rất sâu kỷ lục mà huyền thoại Ferenc Pukas lập được vào năm 1960 (47 bàn). Trước khi cuộc đua Ronaldo – Messi bắt đầu vào năm 2009, 10 Vua phá lưới trước đó chỉ ghi được tối đa 26 bàn ở Liga. Giờ thì con số tối thiểu để giành Pichichi là... 40 bàn (Ronaldo mùa 2010-2011), và tối đa là 50 (Messi mùa 2011-2012).

Chuyện "độc quyền" của Messi và Ronaldo - 1

Họ đã thực sự tạo ra một kỷ nguyên mới cho riêng mình

Họ còn cười vào lịch sử. Ở tuổi 25, Messi đã là chân sút số một mọi thời đại của Barca, tính trong các mặt trận chính thức, với 310 bàn, vượt xa người xếp thứ hai là chân sút người TBN Cesar Rodriguez (232 bàn). Ronaldo chỉ mất 4 năm để trở thành chân sút số 6 trong lịch sử Madrid, với 192 bàn sau 190 trận. Người đứng số một trong danh sách này, Raul Gonzalez, cần 16 năm và 741 trận để ghi số bàn thắng “chỉ” nhiều gấp rưỡi so với Ronaldo, 323.

Họ đã thực sự tạo ra một kỷ nguyên mới cho riêng mình, biến công việc ghi bàn tưởng chừng là rất khó khăn trong bóng đá hiện đại trở thành điều gì đó tự nhiên như... khí trời.

Ai đứng gần Messi và Ronaldo nhất?

Có thể khẳng định luôn: Không có ngôi sao tấn công nào đạt cùng đẳng cấp với Ronaldo và Messi vào thời điểm này.

Tại TBN, Falcao của Atletico Madrid là một tay săn bàn xuất sắc, nhưng anh kém hơn hai ngôi sao kể trên ở khả năng tự tạo ra cơ hội trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Đó là sự khác biệt giữa những cầu thủ tấn công huyền thoại và một tiền đạo giỏi.

Tại Ý, Mario Balotelli hay một cách “châm chước”, cả Stephan El Sharaawy (đều của AC Milan) được xếp vào dạng tiềm năng có thể vươn đến đẳng cấp ngôi sao quốc tế, nhưng cả hai vẫn sẽ phải trải qua một quãng đường rất dài (thậm chí là có thể họ không bao giờ chạm đến). Và chơi cho một đội bóng đang thiếu sức bật như Milan cũng là một thiệt thòi.

Tại Anh, David Silva (Man City) và Juan Mata (Chelsea) đều là những cầu thủ tấn công đặc biệt khéo léo, nhưng vẫn còn thiếu sự ổn định, chưa nói là sự ổn định phi thường như Ronaldo và Messi. Wayne Rooney (M.U) có xuất phát điểm tương tự Ronaldo và Messi, nhưng cho đến giờ, anh giống một biểu tượng cho tinh thần của tập thể, hơn là một biểu tượng phi thường về mặt cá nhân. Chăm chỉ và giàu trách nhiệm, nhưng sự bùng nổ của anh thì thua xa Ronaldo và Messi.

Tại Đức, Robben và Ribery (đều Bayern) cũng là hai cầu thủ tấn công từ biên xuất sắc, nhưng ổn định cũng là vấn đề của họ, và cả hai đều chưa đủ tài để sự ích kỷ của mình không làm người khác khó chịu. Mario Goetze (Dortmund), đơn thuần là một tiềm năng.

Zlatan Ibrahimovic, cầu thủ đáng xem nhất ở Pháp, không mấy khi tỏa sáng ở những trận đấu lớn, và anh cũng đã bắt đầu bước sang sườn dốc bên kia sự nghiệp.

Bên ngoài châu Âu, Neymar được tung hô như một cầu thủ sẽ “giải cứu” thế giới khỏi kỷ nguyên Messi – Ronaldo, nhưng anh giống một sản phẩm tô vẽ của truyền thông, hơn là một thiên tài thực chất.

Đi tìm một nhân vật khả dĩ có thể bước vào thế giới riêng của Ronaldo và Messi là một nhiệm vụ tuyệt vọng vào thời điểm này, và chỉ bằng việc liệt kê, chúng ta cũng đã thấy các ngôi sao tấn công nổi bật đã nghèo nàn đến thế nào.

Không còn đất cho ngôi sao?

Cách đây khoảng 10 năm, chúng ta còn thấy một loạt những cầu thủ tấn công có đẳng cấp tương đương nhau (chỉ phong cách là khác nhau) chơi bóng trong cùng một thời kỳ: Zidane, Ronaldo “béo”, Figo, Ronaldinho, Totti, Rui Costa.v.v

Vào những năm đầu thập niên 1990, chúng ta vẫn được chứng kiến một thế hệ tấn công khủng khiếp đọ sức khắp châu Âu. Là Baggio, Suker, Prosinecki, Lineker, Voeller, Scifo.v.v

Và ngay cả giai đoạn đỉnh cao của huyền thoại Diego Maradona, thì chúng ta vẫn phải nhớ đến các ngôi sao khác trong cùng thời kỳ ấy, là Hugo Sanchez, Enzo Francescoli, Butragueno, hay thậm chí là Platini (hơn Maradona 5 tuổi).

Năm 1970, khi đội Brazil của Pele đăng quang lần thứ ba trong lịch sử, tất cả các ngôi sao tấn công khác trong đội vàng xanh đều ở trình độ xấp xỉ Pele (Rivelino, Garrincha, Gerson). Thời ấy, đội Tây Đức có Beckenbauer, một cầu thủ công thủ toàn diện, một chân sút huyền thoại là Gerd Mueller. Đội Ý có Gianni Rivera, một nhạc trưởng kiệt xuất.

Chuyện "độc quyền" của Messi và Ronaldo - 2

Sau lưng Messi và Ronaldo là một khoảng trống mênh mông

Tính tập thể của bóng đá hiện đại đã triệt tiêu dấu ấn cá nhân

Không có thời đại nào hiếm những ngôi sao tấn công ở đẳng cấp cao và đồng đều về trình độ như những gì chúng ta đang chứng kiến hiện tại. Messi và Ronaldo thậm chí đã bỏ xa phần còn lại hàng năm ánh sáng.

Bóng đá hiện đại đã đào thải rất nhiều vị trí có thể tạo dấu ấn cá nhân. Điển hình là các “số 9”, những tiền đạo cắm cổ điển; hay “số 10”, những nhạc trưởng. Không chỉ bởi không gian dành cho các cầu thủ tấn công ít đi, mà còn bởi xu hướng chiến thuật đề cao những đường chuyền và khả năng tổ chức ngay từ tuyến phòng ngự, hơn là những pha rê dắt và bùng nổ cá nhân. Xu hướng này trở thành kim chỉ nam cho bóng đá thế giới khi thế kỷ XXI bắt đầu.

Công cụ để tạo ra một lối chơi có tính tập thể mạnh nhất là những đường chuyền, và Barca lẫn đội tuyển TBN đã thống trị nhờ vũ khí ấy. Các “số 9” và “số 10” nhường chỗ cho các “số 9 rưỡi” (tiền đạo ảo, vừa có khả năng lùi về kết nối vừa có khả năng ghi bàn, chơi rộng và linh hoạt) và “số 8” (các tiền vệ xây nền lối chơi, như Xavi, hay Iniesta).

Và để nổi bật trong guồng máy tập thể ấy, bạn phải là thiên tài như Messi, hay khổ luyện không ngừng với ý chí phi thường để tiến gần đến cấp độ thiên tài như Ronaldo.

Bóng đá hiện đại mới chỉ “rụt rè” trao cái quyền tạo dấu ấn cá nhân cho hai cầu thủ ấy, và sau họ, là một khoảng trống mênh mông và mờ nhạt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phạm An ([Tên nguồn])
Tranh luận cùng Phạm An Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN