Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Myanmar vs Sri Lanka
Logo Myanmar - MYA Myanmar
-
Logo Sri Lanka - SRI Sri Lanka
-
Australia vs Trung Quốc
Logo Australia - AUS Australia
-
Logo Trung Quốc - CHN Trung Quốc
-
Jordan vs Hàn Quốc
Logo Jordan - JOR Jordan
-
Logo Hàn Quốc - KOR Hàn Quốc
-
Uzbekistan vs Iran
Logo Uzbekistan - UZB Uzbekistan
-
Logo Iran - IRN Iran
-
Bahrain vs Indonesia
Logo Bahrain - BHR Bahrain
-
Logo Indonesia - IDN Indonesia
-
Oman vs Kuwait
Logo Oman - OMA Oman
-
Logo Kuwait - KUW Kuwait
-
Qatar vs Kyrgyzstan
Logo Qatar - QAT Qatar
-
Logo Kyrgyzstan - KGZ Kyrgyzstan
-
UAE vs Triều Tiên
Logo UAE - UAE UAE
-
Logo Triều Tiên - PRK Triều Tiên
-
Saudi Arabia vs Nhật Bản
Logo Saudi Arabia - KSA Saudi Arabia
-
Logo Nhật Bản - JPN Nhật Bản
-
Iraq vs Palestine
Logo Iraq - IRQ Iraq
-
Logo Palestine - PLE Palestine
-
Việt Nam vs Ấn Độ
Logo Việt Nam - VIE Việt Nam
-
Logo Ấn Độ - IND Ấn Độ
-
Mỹ vs Panama
Logo Mỹ - USA Mỹ
-
Logo Panama - PAN Panama
-
New Zealand vs Malaysia
Logo New Zealand - NZL New Zealand
-
Logo Malaysia - MAS Malaysia
-
Nhật Bản vs Australia
Logo Nhật Bản - JPN Nhật Bản
-
Logo Australia - AUS Australia
-
Hàn Quốc vs Iraq
Logo Hàn Quốc - KOR Hàn Quốc
-
Logo Iraq - IRQ Iraq
-
Trung Quốc vs Indonesia
Logo Trung Quốc - CHN Trung Quốc
-
Logo Indonesia - IDN Indonesia
-
Timor-Leste vs Brunei
Logo Timor-Leste - TLS Timor-Leste
-
Logo Brunei - BRU Brunei
-
Uzbekistan vs UAE
Logo Uzbekistan - UZB Uzbekistan
-
Logo UAE - UAE UAE
-
Kyrgyzstan vs Triều Tiên
Logo Kyrgyzstan - KGZ Kyrgyzstan
-
Logo Triều Tiên - PRK Triều Tiên
-
Jordan vs Oman
Logo Jordan - JOR Jordan
-
Logo Oman - OMA Oman
-
Palestine vs Kuwait
Logo Palestine - PLE Palestine
-
Logo Kuwait - KUW Kuwait
-
Iran vs Qatar
Logo Iran - IRN Iran
-
Logo Qatar - QAT Qatar
-
Saudi Arabia vs Bahrain
Logo Saudi Arabia - KSA Saudi Arabia
-
Logo Bahrain - BHR Bahrain
-
Canada vs Panama
Logo Canada - CAN Canada
-
Logo Panama - PAN Panama
-
Mexico vs Mỹ
Logo Mexico - MEX Mexico
-
Logo Mỹ - USA Mỹ
-

Chờ gì ở Công Vinh?

Dù số lượng thời gian ra sân ít ỏi, dù số lượng bàn thắng cũng hiếm muộn nhưng cái tên Công Vinh vẫn thu hút được rất đông người hâm mộ. Và giờ thì câu hỏi, đội bóng của Nhật chờ gì ở Công Vinh đang nóng bỏng hơn bao giờ hết. Thật ra, trước khi Công Vinh sang Nhật, hai cầu thủ được một công ty chuyên làm sự kiện mời mọc thiết tha nhất chính là Trọng Hoàng và Thành Lương. Thế nhưng, khi nghe điều kiện mà phía Nhật đưa ra, các cầu thủ đã “chùn chân” bởi nó quá khác xa với môi trường chuyển nhượng đầy tiền vào thời điểm cách đây vài năm. Nếu qua Nhật chơi ở giải hạng hai, Hoàng hay Lương đều không được nhận khoản “lót tay” nào cả. Họ chỉ nhận lương vào khoảng dưới 100 triệu đồng/tháng.

Công Vinh thì khác, theo lời ông Nguyễn Hồng Thanh – chủ tịch đội Sông Lam Nghệ An – thổ lộ thì, hợp đồng Vinh sẽ phải sang Nhật thi đấu đã được ký kết dưới thời Vinh đang là sở hữu của bầu Kiên. Tất nhiên, việc Vinh sang Nhật sẽ không chỉ có lợi cho việc gắn kết giữa bóng đá Nhật và bóng đá Việt, mà còn mang cả giá trị kinh tế. Đâu phải ngẫu nhiên, khi bầu Kiên còn đang đình đám, VPF dám hứa chắc nuôi luôn đội tuyển quốc gia, ngay sau đó là những bản hợp đồng tài trợ từ các doanh nghiệp Nhật. Đâu phải vô cớ mà VPF có ngay một ông phó tổng giám đốc người Nhật sang trợ giúp.

Chờ gì ở Công Vinh? - 1

Công Vinh trong màu áo Sapporo

Nói một cách tách bạch để thấy sự nỗ lực của cá nhân Công Vinh khi phải sang chơi ở một môi trường mới, mà ở đó nhiệm vụ của Vinh được định hình ngay từ đầu với chuyện đá bóng không được “tô đậm”. Thế nên, không ngạc nhiên suốt thời điểm đầu tiên, Vinh không được trọng dụng, thường xuyên phải ngồi ghế dự bị. Và khi chỉ còn vài trận đấu cuối cùng của mùa giải, khi Vinh đã tự nỗ lực chứng minh rằng mình cũng có thể chơi trong đội hình một cách tròn vai chứ không chỉ góp tên cho vui. Khi mà thương vụ sắp kết thúc có vẻ như không như ý lắm. “Vô tình” một vài phóng viên VTV và một số báo được mời sang Nhật đã lại “vô tình” chứng kiến một trận đấu ít ỏi mà Vinh được thi đấu trọn vẹn 90 phút. Ở trận đấu áp chót của giải gặp FC Gifu, một đội bóng ở nhóm bét bảng, về chuyên môn, Vinh chỉ loé sáng ở tình huống đá phạt góc nhưng vẫn được coi như “toả sáng” dưới sự hưng phấn mang tên “vô tình xem bóng đá”. Có thể với những người khó tính, Vinh vẫn không xuất sắc hơn nhưng rõ ràng, không ai phủ nhận sự hứng khởi từ khán đài mà các cổ động viên Nhật mang lại. Không ai không tấm tắc trước sự chuyên nghiệp từ tổ chức trận đấu, cổ vũ lẫn trình độ cao hơn hẳn của bóng đá Việt so với vùng trũng.

Rõ ràng, người Nhật quá khéo. Hình ảnh của Công Vinh sang Nhật bị khán giả phản ứng là chỉ để quảng cáo cho một nhãn bia đã bị xoá nhoà. Thay vào đó, vùng đất mà Vinh đặt chân đến đối đãi với người phương xa đã được quảng bá quá hay. Bởi vậy, khi mà câu hỏi “nơi Vinh đến chờ gì ở Công Vinh” được đặt ra, chỉ cần tinh ý một chút là tìm được ngay câu trả lời thôi. Chờ giới truyền thông “múa minh hoạ” chứ còn gì nữa?!

Hôm qua 19.11, ông Nguyễn Hồng Thanh, chủ tịch đội Sông Lam Nghệ An cho biết, đội này đã chính thức từ chối cho phía Nhật mượn thêm Công Vinh một mùa bóng. Lý giải điều này, ông Thanh cho rằng cái giá 50.000 USD/mùa chỉ dành cho cầu thủ trẻ ở Việt Nam. Không thể chuyển nhượng Công Vinh với giá ấy. Như vậy, thông tin phía đội bóng mà Vinh đang thi đấu ở Nhật chấp nhận chi 5 tỉ đồng để Vinh phá vỡ hợp đồng chỉ là tin vịt mà ai đó muốn “làm giá” mà thôi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thảo Du (sgtt.vn)
Công Vinh sang Nhật thi đấu Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN