Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Barcelona vs PSG
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Borussia Dortmund vs Atlético Madrid
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Manchester City vs Real Madrid
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Bayern Munich vs Arsenal
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Olympique Marseille vs Benfica
Logo Olympique Marseille - OM Olympique Marseille
-
Logo Benfica - SLB Benfica
-
West Ham United vs Bayer Leverkusen
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Atalanta vs Liverpool
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Roma vs Milan
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Milan - MIL Milan
-
Cagliari vs Juventus
Logo Cagliari - CAG Cagliari
-
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Sheffield United vs Burnley
Logo Sheffield United - SHU Sheffield United
-
Logo Burnley - BRN Burnley
-
Luton Town vs Brentford
Logo Luton Town - LUT Luton Town
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Manchester City vs Chelsea
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Union Berlin vs Bayern Munich
Logo Union Berlin - FCU Union Berlin
-
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Wolverhampton Wanderers vs Arsenal
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Everton vs Nottingham Forest
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Crystal Palace vs West Ham United
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Aston Villa vs AFC Bournemouth
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Coventry City vs Manchester United
Logo Coventry City - COV Coventry City
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Fulham vs Liverpool
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Borussia Dortmund vs Bayer Leverkusen
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
PSG vs Olympique Lyonnais
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Olympique Lyonnais - OL Olympique Lyonnais
-
Milan vs Inter Milan
Logo Milan - MIL Milan
-
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Arsenal vs Chelsea
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Monaco vs Lille
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Logo Lille - LIL Lille
-
Lorient vs PSG
Logo Lorient - FCL Lorient
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Wolverhampton Wanderers vs AFC Bournemouth
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Manchester United vs Sheffield United
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Sheffield United - SHU Sheffield United
-
Everton vs Liverpool
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Crystal Palace vs Newcastle United
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-

Bóng đá Việt Nam và sự khủng hoảng niềm tin: Bóng tối ma mị

Mới tám vòng đấu trong số 26 vòng của giải V-League, bóng đá Việt Nam đã xảy ra hàng loạt sự cố. Số lượng khán giả đến sân giảm sút đáng kể không phải vì chất lượng giải mà vì mất niềm tin vào công tác điều hành.

Loạt bài của Pháp Luật TP.HCM sẽ chỉ ra những phần chìm của tảng băng, trong đó có những điều mà chính Phó Chủ tịch VFF Đoàn Nguyên Đức khẳng định ông sẽ báo cáo với bộ trưởng Bộ VH-TT&DL và thậm chí là cấp cao hơn nữa.

Tại cuộc họp HĐQT VPF chiều 28-2, không chỉ có vấn đề về “sự cố xử đội Long An”, thảo luận ý kiến việc chia quyền phân công trọng tài… mà còn có ý kiến rất là tréo ngoe của trưởng giải Nguyễn Minh Ngọc, đó là cho ông quyền đề xuất trong việc thăng hạng giám sát trận đấu (GSTĐ), giám sát trọng tài (GSTT). Vì sao ông trưởng giải lại quan tâm đến công việc không thuộc thẩm quyền của mình?

Những vụ thoát hiểm kỳ lạ của các giám sát “nhà”

 Theo quy chế của VFF: Lực lượng giám sát, trọng tài thuộc quyền quản lý của VFF. Vậy do đâu ông trưởng giải Nguyễn Minh Ngọc muốn can thiệp quyền đáng ra thuộc về Ban Tổng thư ký VFF mà đứng đầu là Phó Chủ tịch phụ trách chuyên môn Trần Quốc Tuấn?

Cần biết rằng V-League 2017 đã quy định tất cả báo cáo của GSTĐ, GSTT phải gửi về đồng thời hai địa chỉ là VPF và bộ phận theo dõi chuyên môn của VFF ngay sau khi trận đấu kết thúc.

Trận Long An - TP.HCM (trận đấu mà Trưởng giải Nguyễn Minh Ngọc có mặt dự khán và đã nhận lỗi, xin từ chức), GSTĐ Trần Đắc Thành đương nhiên không hoàn thành nhiệm vụ. Thế mà ông Thành vẫn được ông Nguyễn Minh Ngọc phân công làm nhiệm vụ tại giải hạng Nhất giữa Đắk Lắk và Viettel vào ngày 25-2. GSTT Đặng Thanh Hạ tiếp tục được Ban trọng tài phân công làm nhiệm vụ tại vòng 7 Than Quảng Ninh - Sài Gòn ngày 23-2.

Nếu công tâm và nghiêm khắc đối với các GSTĐ, GSTT không hoàn thành nhiệm vụ thì phải tạm đình chỉ các trận kế tiếp. Thế nhưng những người không hoàn thành nhiệm vụ vẫn nghiễm nhiên làm nhiệm vụ. Cũng giống như trọng tài Nguyễn Trọng Thư với nhiều lỗi ở vòng 7 nhưng đến vòng 8 vẫn được phân công làm nhiệm vụ ở sân Hàng Đẫy khiến người hâm mộ bất bình.

Tương tự trận Hà Nội T&T và HA Gia Lai trên sân Hàng Đẫy ngày 18-1, cầu thủ Samson (Hà Nội) vào bóng bạo lực đạp thẳng vào đùi Châu Ngọc Quang (HA Gia Lai) khi cầu thủ này đã mất khả năng tranh cướp. Cả xã hội lên án pha bóng bạo lực này, thậm chí các trọng tài FIFA nước ngoài cũng thế.

Vậy mà báo cáo của GSTĐ Lê Hồng Thái và GSTT Dương Văn Hiền không đề cập đến pha bóng bạo lực đấy. Đã thế sau đó chính GSTT Dương Văn Hiền lấy tư cách phó Ban trọng tài lại mổ băng và kết luận đúng với báo cáo của mình khi ông làm giám sát. Cho đến khi sự việc đưa đưa lên Tổng cục TDTT và Bộ VH-TT&DL thì Ban kỷ luật mới ra án phạt Samson. Điều này đồng nghĩa với việc tất cả báo cáo trước đều sai.

Thế nhưng những người có trách nhiệm như trưởng giải Nguyễn Minh Ngọc và Trưởng Ban trọng tài Nguyễn Văn Mùi vẫn tiếp tục phân công GSTT Dương Văn Hiền làm nhiệm vụ tại trận đấu Long An - SL Nghệ An ngày 22-1. Tương tự là GSTĐ Lê Hồng Thái cùng với chính ông Dương Văn Hiền tiếp tục làm trận đấu Hà Nội - SHB Đà Nẵng ngày 11-2 trên chính sân Hàng Đẫy, nơi hai giám sát trên không thấy điều mọi người đều thấy và thoát hiểm kỳ lạ.

Bóng đá Việt Nam và sự khủng hoảng niềm tin: Bóng tối ma mị - 1

Trọng tài Nguyễn Trọng Thư được giới chuyên môn và dư luận cho rằng được bao che nên dù sai trong nhiều tình huống, vi phạm quy chế trọng tài nhưng vẫn nghiễm nhiên  ra sân làm nhiệm vụ. Ảnh: XUÂN HUY 

Bóng đá Việt Nam và sự khủng hoảng niềm tin: Bóng tối ma mị - 2

Trưởng giải Nguyễn Minh Ngọc (trái), người nắm nhiều quyền sinh sát và cả việc phân công giám sát lẫn tác động đến cả phân công trọng tài. Ảnh: HUY PHẠM

Phân công giám sát không minh bạch

Theo số liệu thống kê, số lần phân công GSTĐ do trực tiếp Trưởng Ban tổ chức (BTC) giải Nguyễn Minh Ngọc chấp bút thì trong danh sách 25 GSTĐ giải V-League và hạng Nhất, Cúp Quốc gia thì có một nhóm nhỏ GSTĐ được phân công nhiều hơn hẳn nhóm còn lại với sự chênh lệch gấp 3-4 và thậm chí là 5-6 lần. Điều này được chính các giám sát chia sẻ với nhau là không phải chuyện hay, dở, hoàn thành nhiệm vụ hay không mà là thân và có cùng “cạ” với trưởng giải hay không.

Đáng nói hơn trong số đó có hầu hết những người được đánh giá cao về năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm thực tế lẫn đang công tác chuyên môn cho VFF lại không được tin dùng. Điển hình là ông Trần Huy Đức, Trưởng phòng Tổ chức thi đấu VFF, ông Trần Văn Thành, nguyên Phó phòng Tổ chức thi đấu VFF, ông Nguyễn Trọng Lợi, Phó phòng Tổ chức thi đấu VFF... Ngược lại, rất nực cười khi BTC giải đặc biệt tin tưởng vào những GSTĐ mà “giờ bay” ở hệ thống giải trẻ VFF còn chưa đủ nhưng “giờ thân” thì rất cao.

Cụ thể là giám sát Trần Anh Tuấn, công tác tại quận Đống Đa, được đặc cách từ giải trẻ U-15 chưa từng làm ở các vòng chung kết giải U-19 hay U-21 quốc gia. Giám sát này được xem là “đệ ruột” của ông trưởng giải và được ông này “năn nỉ”, “xin” ông Trần Duy Ly khi ông này còn làm trưởng BTC và đã “bay” từ giám sát U-15 lên thẳng V-League. Tương tự là trường hợp giám sát Lê Kiên Giang, giáo viên TDTT Trường ĐH Sài Gòn.

Riêng việc phân công trọng tài, nói là công việc thuộc thẩm quyền của Ban Trọng tài nhưng ông trưởng giải Nguyễn Minh Ngọc luôn là người có ý kiến chốt và bao giờ thì Ban trọng tài cũng răm rắp nghe theo.

Kết quả của việc phân công từ giám sát đến trọng tài rõ ràng là đã có sự bất hợp lý. Nó không chỉ sai về nguyên tắc phân công mà còn ảnh hưởng cả đến niềm tin từ trong đội ngũ giám sát, đội ngũ trọng tài với người có quyền quyết định.

Dư luận và người hâm mộ sau khi trải qua hàng loạt sự cố nhưng các trọng tài, giám sát vẫn được “bảo đảm chỗ đứng” đã đặt ra rằng phải chăng có một đường dây khép kín trong nhóm quyền lợi liên quan đến việc chọn người, chọn êkíp cả ở ghế giám sát lẫn trọng tài.

Có thể thống kê rất rõ qua việc số giám sát đang sai thì tiếp tục được sử dụng và được VFF lẫn trưởng BTC giải tin dùng có không ít người vi phạm những “điểm mù” trong báo cáo. Tương tự là các trọng tài như còi vàng Nguyễn Ngọc Châu hay “thái tử” Nguyễn Trọng Thư dù sai phạm rất nặng nhưng vẫn bình thản ra sân làm nhiệm vụ bất chấp phản ứng của dư luận, giới chuyên môn và người hâm mộ.

Chuyên gia Đoàn Minh Xương: “Làm trọng tài ở Việt Nam cũng phải có dây!”

Chuyên gia Đoàn Minh Xương là người rất tự trọng khi các trận đấu ở V-League ông đều bỏ tiền túi mua vé vào xem chứ nhất quyết không dự khán bằng vé mời dù ông là người của LĐBĐ TP.HCM. Nói về công tác trọng tài V-League, ông chia sẻ: “Phải chấn chỉnh lại vì V-League lẽ ra phải phục vụ xã hội, phục vụ cho đội tuyển thì đằng này lại phục vụ một nhóm quyền lợi thao túng V-League.

Với công tác trọng tài thực sự rất nguy hiểm khi tôi biết làm trọng tài ở Việt Nam muốn được ra sân nhiều, làm nhiệm vụ nhiều và có tiền nhiều thì phải có dây. Vụ trọng tài Thư bắt trận TP.HCM - Long An, ai trong nghề cũng thấy trọng tài Thư thổi rất “tinh vi” và rất “ác”.

Xem hai bàn gỡ của chủ nhà TP.HCM sẽ thấy rất rõ và xem các tình huống cắt lợi thế của Long An, cho lợi thế TP.HCM sẽ thấy ông Thư cố tình gây ức chế cho đội Long An. Tôi không đồng tình với phản ứng của đội Long An nhưng với kiểu thổi của trọng tài Thư và cách giải quyết của những nhà điều hành trong xuyên suốt các vòng đấu qua như thế là giết bóng đá”.

NN

Cách hành xử của cầu thủ, ban huấn luyện Long An
Bạn nhận định thế nào về quyết định bỏ đá để phản đối quyết định thổi phạt đền của cầu thủ Long An?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đặng Hoàng ([Tên nguồn])
V-League 2023-24: Cuộc đua nóng bỏng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN