Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Udinese vs Napoli
Logo Udinese - UDI Udinese
-
Logo Napoli - NAP Napoli
-
Crystal Palace vs Manchester United
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
PSG vs Borussia Dortmund
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Quảng Nam vs Công An Hà Nội
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
MerryLand Quy Nhơn Bình Định vs Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
Logo MerryLand Quy Nhơn Bình Định - BIN MerryLand Quy Nhơn Bình Định
-
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Khánh Hòa vs Hải Phòng
Logo Khánh Hòa - SAM Khánh Hòa
-
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Thép Xanh Nam Định vs Becamex Bình Dương
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
TP Hồ Chí Minh vs Đông Á Thanh Hóa
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Real Madrid vs Bayern Munich
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
LPBank Hoàng Anh Gia Lai vs Sông Lam Nghệ An
Logo LPBank Hoàng Anh Gia Lai - HGL LPBank Hoàng Anh Gia Lai
-
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Hà Nội vs Thể Công - Viettel
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-

Bóng đá Nga “xuất khẩu” thế hệ hooligan mới?

Bất chấp việc LĐBĐ Nga phải nộp phạt 119.000 bảng và đội tuyển có nguy cơ bị UEFA truất quyền tham dự Euro 2016, các nhóm ultras Nga quá khích vẫn tiếp tục gây sự với các CĐV Anh và Xứ Wales.

Khởi nguồn từ đâu?

Năm 1974, khi Man United bị rớt xuống Giải Hạng nhì, một nhóm CĐV quá khích của đội bóng này bị quy trách nhiệm khi gây ra nhiều cuộc bạo động trên toàn quốc. Cùng năm này, một CĐV của Blackpool bị đâm chết ở một trận cầu thuộc Giải Hạng nhì.

Niềm vui của CĐV dễ bị biến tướng thành các cuộc bạo độngNiềm vui của CĐV dễ bị biến tướng thành các cuộc bạo độngLàn sóng dân nhập cư từ vùng Trung Mỹ đến Anh những năm 70 hình thành một thế hệ cầu thủ da màu ở xứ sở sương mù và đa phần trong số họ phải chịu đựng các hành vi phân biệt chủng tộc từ những nhóm hooligans.

Sang thập niên 80, tình hình nghiêm trọng hơn khi thủ tướng Margaret Thatcher yêu cầu bỏ tù hooligans mà đỉnh điểm là sau trận bán kết Euro 1996, nhiều CĐV Anh bị thương trong cuộc bạo động ở quảng trường Trafalgar tại London, một CĐV Nga còn bị đâm chết do bị tưởng nhầm là người Đức! Năm 1989, chính phủ Anh ban hành đạo luật về khán giả bóng đá, kéo giảm đáng kể các hành vi bạo lực của vấn nạn hooligans.

Hoành hành tại Nga

Trong thời gian diễn ra World Cup 2002 ở Nhật - Hàn, 2 người bị giết và 73 người bị thương tại Moscow sau khi tuyển Nga thất bại dưới tay chủ nhà Nhật Bản. Người hâm mộ Moscow theo dõi trận đấu qua các màn hình khổng lồ và sau trận đấu, đám đông quá khích đã đập phá các cửa hàng, đánh nhau với lực lượng cảnh sát và đốt cháy nhiều xe hơi.

Bóng đá Nga “xuất khẩu” thế hệ hooligan mới? - 1

Xe chờ CĐV Nga bị chặn ở Cannes

Không chỉ liên quan đội tuyển quốc gia, năm 2012, CĐV của Zenit St.Petersburg đã quăng pháo sáng khiến thủ môn Anton Shunin (Dynamo Moscow) phải vào bệnh viện cấp cứu. Năm 2013, những biểu ngữ sặc mùi quốc xã xuất hiện ở trận đấu Cúp Quốc gia giữa Spartak Moscow và Shinnik Yaroslavl.

Những khán giả Nga chân chính yêu cầu chấn chỉnh tình trạng này. Cựu HLV Rostov, Yuri Belous, nói: “Người Anh đã thiết lập lại trật tự rất tốt tại các sân bóng đá, vậy tại sao bóng đá Nga vẫn bó tay với tình trạng này? Làm sao chúng ta có thể đưa vợ con đến thưởng lãm những trận cầu hay khi nguy hiểm chực chờ?”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đông Linh ([Tên nguồn])
Euro 2024: Hành trình khốc liệt Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN