Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Singapore vs Campuchia
Logo Singapore - SGP Singapore
-
Logo Campuchia - CAM Campuchia
-
Malaysia vs Timor-Leste
Logo Malaysia - MAS Malaysia
-
Logo Timor-Leste - TLS Timor-Leste
-
Fenerbahçe vs Athletic Club
Logo Fenerbahçe - FB Fenerbahçe
-
Logo Athletic Club - ATH Athletic Club
-
Atlético Madrid vs Slovan Bratislava
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Logo Slovan Bratislava - SLO Slovan Bratislava
-
Arsenal vs Monaco
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Milan vs Crvena zvezda
Logo Milan - MIL Milan
-
Logo Crvena zvezda - CZV Crvena zvezda
-
Juventus vs Manchester City
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Borussia Dortmund vs Barcelona
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Philippines vs Myanmar
Logo Philippines - PHI Philippines
-
Logo Myanmar - MYA Myanmar
-
Indonesia vs Lào
Logo Indonesia - IDN Indonesia
-
Logo Lào - LAO Lào
-
Viktoria Plzeň vs Manchester United
Logo Viktoria Plzeň - PLZ Viktoria Plzeň
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Roma vs Sporting Braga
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Sporting Braga - BRA Sporting Braga
-
PAOK vs Ferencváros
Logo PAOK - PKT PAOK
-
Logo Ferencváros - FTC Ferencváros
-
Malmö FF vs Galatasaray
Logo Malmö FF - MFF Malmö FF
-
Logo Galatasaray - GS Galatasaray
-
Rangers vs Tottenham Hotspur
Logo Rangers - RAN Rangers
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Porto vs Midtjylland
Logo Porto - POR Porto
-
Logo Midtjylland - FCM Midtjylland
-
Ajax vs Lazio
Logo Ajax - AJX Ajax
-
Logo Lazio - LAZ Lazio
-

Bốc thăm World Cup: Các đại gia “nín thở”

Sự kiện: World Cup 2026

Đêm nay FIFA sẽ bốc thăm chia bảng World Cup 2014 và một câu hỏi lớn được nhiều người quan tâm là liệu có hay không “bảng tử thần”, đặc biệt với các đại gia đang chờ vận mệnh của mình trước các đối thủ ở cuộc đua khốc liệt như giải vô địch bóng đá thế giới.

Gần như kỳ World Cup nào cũng có “bảng tử thần” (Group of Death), với ít nhất 2 đội mạnh đối đầu nhau. Có những bảng đấu được gọi là “tử thần” ngay sau lễ bốc thăm chia bảng, nhưng cũng có những bảng chỉ bắt đầu được gọi là “tử thần” sau khi một vài trận đấu diễn ra.

Tuy nhiên có một câu hỏi lớn hơn về bảng tử thần, đó là ngoài giá trị kịch tính mà nó mang lại, liệu những kẻ thoát hiểm có đi sâu trong giải đấu hay không hay chỉ là một mối đe dọa ngắn hạn. “Cái gì không giết được ta càng khiến ta mạnh mẽ hơn”, Friedrich Nietzsche đã nói như vậy. Và có vẻ như có những minh chứng cho rằng nếu anh vượt qua “bảng đấu chết”, anh sẽ rất, rất thành công.

Bốc thăm World Cup: Các đại gia “nín thở” - 1

Ai đối đầu ai?

Cụm từ “Bảng tử thần” xuất hiện lần đầu tiên do các nhà báo Mexico, những người theo dõi World Cup 1970 và đánh giá bảng đấu của Brazil, Anh, Romania và Tiệp Khắc. Tuy nhiên nếu có một ai phản ánh rõ ràng nhất tính chất căng thẳng của cụm từ ấy, đó tất phải là Omar Barros, cựu HLV của ĐT Uruguay ở World Cup 1986 (lại Mexico).

Khi Uruguay bị xếp cùng bảng với Đức, Đan Mạch và Scotland, Barros đã thốt lên: “El grupo de la muerte!”. Câu nói ấy có thể coi như một điềm báo trước những gì sắp diễn ra khi Uruguay đến Mexico: Omar Barros đã biến Uruguay từ một tập thể chơi đẹp mắt thành một đội bóng đá rắn để hy vọng vượt qua bảng đấu khó khăn ấy. Uruguay đã mất rất nhiều người hâm mộ ở vòng chung kết ấy, nhưng họ đã lọt vào vòng 2 trước khi thua Argentina. Người ta vẫn còn nhớ sự tai tiếng mà Uruguay thể hiện, và Jose Batista vẫn đang giữ kỷ lục World Cup cho chiếc thẻ đỏ nhanh nhất, ngay ở phút thứ 1, trước Scotland.

Đó là một trong những giá trị to lớn của bảng tử thần. Nó không chỉ tạo kịch tính trận đấu mà còn tạo nên một sự “phát triển nhân cách”: nó vĩnh viễn khiến Omar Barros (và Uruguay) được nhớ đến bởi lối đá ấy, nôm na là đá bẩn.

Ngoài ra, bảng tử thần khiến những ông lớn chết yểu. Anh năm 1958, Tây Ban Nha năm 1962, Pháp năm 1966 và 1978, Liên Xô năm 1990, Tây Ban Nha năm 1998, và ví dụ nổi tiếng nhất, Argentina của Batigol năm 2002.

Năm

Các đội trong bảng

Số phận những kẻ thoát hiểm

1958

Anh, Brazil, Liên Xô, Áo

Brazil (Vô địch), Liên Xô (tứ kết)

1962

Brazil, Tiệp Khắc, Mexico, TBN

Brazil (Vô địch), Tiệp Khắc (chung kết)

1966

Anh, Uruguay, Pháp, Mexico

Anh (Vô địch), Uruguay (tứ kết)

1966

Bồ Đào Nha, Hungary, Brazil, Bulgaria

Bồ Đào Nha (bán kết), Hungary (tứ kết)

1970

Brazil, Anh, Romania, Tiệp Khắc

Brazil (Vô địch), Anh (tứ kết)

1978

Argentina, Italy, Pháp, Hungary

Argentina (Vô địch), Italy (tứ kết)

1986

Đan Mạch, Tây Đức, Uruguay, Scotland

Tây Đức (chung kết), Đan Mạch/Uruguay (vòng 16 đội)

1990

Argentina, Romania, Cameroon, Liên Xô

Argentina (chung kết), Cameroon (tứ kết), Romania (vòng 16 đội)

1994

Italy, Ireland, Mexico, Na Uy

Italy (chung kết), Mexico/Ireland (vòng 16 đội)

1994

Brazil, Thụy Điển, Cameroon, Nga

Brazil (Vô địch), Thụy Điển (bán kết)

1998

Nigeria, Paraguay, TBN, Bulgaria

Nigeria/Paraguay (vòng 16 đội)

2002

Anh, Thụy Điển, Argentina, Nigeria

Anh (tứ kết), Thụy Điển (vòng 16 đội)

2002

Đức, Ireland, Cameroon, Saudi Arabia

Đức (chung kết), Ireland (vòng 16 đội)

2006

Italy, Ghana, CH Czech, Mỹ

Italy (Vô địch), Ghana (vòng 16 đội)

2010

Brazil, Bồ Đào Nha, Bờ Biển Ngà, Bắc Triều Tiên

Brazil (tứ kết), Bồ Đào Nha (vòng 16 đội)

Từ các bảng đấu tử thần, đã có 7 nhà vô địch, 4 đội Á quân và 2 đội vào bán kết trong số những kẻ sống sót. Có thể thấy rằng việc lọt qua bảng tử thần hay (nhưng không phải “luôn”) mang lại những kết quả thành công.

Năm 1958 có thể coi là lần đầu tiên có một bảng tử thần, khi chính chủ nhà Thụy Điển gọi bảng đấu của Anh, Brazil, Liên Xô và Áo (có thể bạn không tin, nhưng Áo chính là quê hương của “bóng đá tổng lực” và “tiki-taka”) là “trận chiến của những người khổng lồ”. Và trong bảng đấu này, người ta đã được chứng kiến “3 phút kỳ diệu nhất của lịch sử bóng đá” (theo tờ L’Equipe) khi Garrincha và Pele được giới thiệu ra thế giới trong trận gặp Liên Xô, và nối tiếp đó là hơn 50 năm bóng đá thế giới bị thống trị bởi người Brazil.

Năm 1994 chứng kiến một bảng tử thần khác có kết thúc lạ lùng. Cả Italy, Mexico, Ireland và Na Uy đều được 4 điểm, và Italy đã lọt qua bảng đấu ấy với tư cách là một trong 4 đội đứng thứ ba có nhiều điểm nhất để lọt vào vòng bảng thứ 2 (World Cup khi đó có 24 đội). Người Ý sau đó đã có một hành trình đáng nhớ trên đất Mỹ mà điểm kết là trận chung kết trước Brazil, trận đấu mà Roberto Baggio đá hỏng cú luân lưu cuối cùng.

Bốc thăm thử có bảng tử thần

Trước lễ bốc thăm chính thức đêm nay, FIFA đã tiến hành bốc thăm thử. Kết quả đã mang lại khá nhiều kịch bản hấp dẫn. Theo đó, nước chủ nhà Brazil rơi vào bảng đấu khó với sự góp mặt của 2 nhà cựu vô địch World Cup là Italia (1934, 1938, 1982, 2006) và Pháp (1998). Đại diện còn lại của bảng đấu này là Australia. Cụ thể như sau:

Bảng A: Brazil, Italia, Pháp, Australia

Bảng B: Uruguay, Nigeria, Mỹ, Croatia

Bảng C: Argentina, Ghana, Costa Rica, Nga

Bảng D: Thụy Sĩ, Chile, Nhật Bản, Hy Lạp

Bảng E: TBN, Bờ Biển Ngà, Hàn Quốc, Anh

Bảng F: Colombia, Cameroon, Honduras, Hà Lan

Bảng G: Đức, Ecuador, Iran, Bồ Đào Nha

Bảng H: Bỉ, Algeria, Mexico, Bosnia-Herzegovina

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Đỉnh ([Tên nguồn])
World Cup 2026 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN