Trận đấu nổi bật

Xem thêm

West Ham United vs Liverpool
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Wolverhampton Wanderers vs Luton Town
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Luton Town - LUT Luton Town
-
Newcastle United vs Sheffield United
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Sheffield United - SHU Sheffield United
-
Manchester United vs Burnley
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Burnley - BRN Burnley
-
Fulham vs Crystal Palace
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Everton vs Brentford
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Aston Villa vs Chelsea
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Tottenham Hotspur vs Arsenal
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
AFC Bournemouth vs Brighton & Hove Albion
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Nottingham Forest vs Manchester City
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Bayern Munich vs Real Madrid
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Borussia Dortmund vs PSG
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Roma vs Bayer Leverkusen
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Olympique Marseille vs Atalanta
Logo Olympique Marseille - OM Olympique Marseille
-
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-

Bình Định: Giấc mơ sống lại quá khứ hào hùng

Trận đấu với SHB Đà Nẵng ở vòng 4 V-League 2021 đánh dấu sự trở lại của bóng đá Bình Định sau 13 năm vắng bóng. Sau một thời gian dài tưởng như biến mất trên bản đồ bóng đá đỉnh cao, những người con đất võ cuối cùng cũng được sống với niềm đam mê trái bóng tròn.

  

Niềm tự hào miền Trung

Sau khi đất nước giải phóng vào năm 1975, Bình Định là một trong những địa phương đi đầu về bóng đá ở miền Trung. Ban đầu, đội bóng Bình Định lấy tên là Bình Trị Thiên (có nơi ghi là đội thanh niên Bình Định) tham dự giải Trường Sơn 1976 - giải bóng đá chào mừng đất nước thống nhất, xếp hạng 4 và giành giải phong cách.

Bình Định quyết tâm xây dựng lại đội bóng giàu bản sắc đất võ

Bình Định quyết tâm xây dựng lại đội bóng giàu bản sắc đất võ

Đây là giai đoạn Bình Định trở thành niềm tự hào của miền Trung với sự thăng tiến mạnh mẽ trong khu vực. Đến năm 1980, Bình Định đổi tên thành đội Công nhân Nghĩa Bình, tham dự giải A1 toàn quốc (tương đương giải VĐQG, V-League 1 hiện nay).

Năm 1989, đội quay lại với tên CLB Bình Định. Sau đó, theo vòng quay của sự phát triển bóng đá, CLB đất võ liên tục đổi tên và lên xuống thất thường. Cá biệt năm 1995, Bình Định cùng với Quảng Nam - Đà Nẵng, Long An, Sông Bé từ chối thi đấu vòng play-off để phản đối tiêu cực và bị kỷ luật xuống hạng.

Tuy nhiên, chính lần xuống hạng này cũng mở ra một trang mới cho bóng đá Bình Định. Mùa giải 2000/2001, họ giành chức vô địch hạng Nhất Quốc gia và trở lại V-League giữa thời điểm bóng đá Việt Nam chuyển mình sang chuyên nghiệp. Với sự đầu tư mạnh mẽ và chính xác của ban lãnh đạo, Bình Định trở thành ngựa ô của giải.

Đỉnh cao của Bình Định là chức vô địch Cúp Quốc gia 2 năm liên tiếp, vào các năm 2003 và 2004. Trong hành trình này, Bình Định từng đè bẹp cả LG-ACB (tiền thân của CLB Hà Nội bây giờ) và Ngân hàng Đông Á (đội vốn có nòng cốt là Công an TP Hồ Chí Minh).

Các ngoại binh Thái Lan của Bình Định, bao gồm Issawa, Pipat, Sarayoot đều là hảo thủ khiến người hâm mộ mê mẩn theo dõi. Họ trở thành một trong những CLB đầu tiên của Việt Nam được tham dự AFC Champions League và là niềm tự hào của miền duyên hải Nam Trung bộ.

Chạm đáy

Đáng tiếc, đó cũng là cột mốc đánh dấu thành công cuối cùng của Bình Định. Trong những năm tiếp theo, việc thay đổi nhà tài trợ liên tục khiến Bình Định đánh mất sự ổn định. Cho dù vẫn duy trì lối chơi khó chịu và đạt thành tích cao, nhưng CLB đất võ không giành thêm danh hiệu nào. Năm 2008, Bình Định trở thành CLB đầu tiên ở Việt Nam ký hợp đồng tài trợ với thương hiệu nước ngoài - Boss của hãng sơn 4 Orangers.

Thế nhưng, mọi chuyện lại diễn ra theo chiều hướng tiêu cực. Trước mùa giải, một loạt cựu binh của Bình Định hết hợp đồng hoặc treo giày, trong khi ban lãnh đạo vướng vào rắc rối với nhà tài trợ. Cho dù cố gắng ổn định tình hình và tránh cảnh phải bỏ giải, Bình Định vẫn ngắc ngoải và xuống hạng là việc không thể tránh khỏi với họ.

Ít ai nghĩ rằng một đội bóng từng tung hoành ngang dọc, không sợ bất cứ ông lớn nào ở V-League như Bình Định lại kết thúc một cách lãng xẹt như vậy. Nhưng đó vẫn chưa phải là đáy vực của bóng đá đất võ. Năm 2014, Bình Định không còn kinh phí duy trì đội bóng, phải bỏ cả hạng Nhất và bị đánh tụt xuống hạng Ba. Lúc này, HLV Phan Tôn Quyền cầm đội. Ông buộc phải tìm kiếm tài năng từ đội U21, thậm chí U17 để duy trì đội bóng cho tỉnh nhà.

Chính nhờ những người tâm huyết như HLV Phan Tôn Quyền, CLB Bình Định mới không bị giải thể. Đi lên từ con số 0, Bình Định thăng hạng Nhì chỉ sau một mùa giải ở hạng Ba. Năm 2018, họ trở lại hạng Nhất nhưng cũng rất chật vật để trụ hạng. HLV Phan Tôn Quyền vốn nhường chỗ cho HLV Bùi Đoàn Quang Huy phải trở lại giải cứu đội nhà một lần nữa vào năm 2019.

Thay đổi và trở lại

Bước ngoặt chỉ đến với Bình Định khi Tập đoàn bất động sản Hưng Thịnh nhảy vào đầu tư cho đội bóng. Vốn là người con đất Tây Sơn, các ông chủ Hưng Thịnh không tiếc tiền cải tổ CLB. Quan trọng hơn, tầm nhìn kinh doanh của các tỷ phú tự thân giúp họ đưa ra các quyết định cực kỳ chính xác, bao gồm việc bổ nhiệm HLV Nguyễn Đức Thắng vào cuối năm 2019. HLV Phan Tôn Quyền là công thần, là người hùng của bóng đá Bình Định, nhưng để trở lại đỉnh cao, họ cần nhiều hơn thế.

Bên cạnh “ghế nóng”, Bình Định cũng nhanh chóng xây dựng bộ khung đội hình mới với những cái tên… đi mượn hoặc chiêu mộ với giá rẻ như Hữu Thắng, Xuân Kiên, Thanh Bình (Viettel), Huỳnh Văn Thanh (Khánh Hòa), Phan Đức Lễ (SHB.Đà Nẵng), Việt Triều (Than Quảng Ninh), Lê Thanh Bình (Thanh Hóa).

Quả thực, HLV Đức Thắng không phụ lòng Hưng Thịnh và Bình Định khi gúp CLB này giành quyền thăng hạng ngay trong mùa đầu tiên dẫn dắt. Tất nhiên, đây chỉ là bước đầu cho những ngày sống lại quá khứ huy hoàng của đội bóng đất võ.

Ngay từ khi tiếp quản Bình Định, tập đoàn Hưng Thịnh đã có những chiến lược cụ thể nhằm hướng đến sự phát triển vừa mạnh mẽ vừa bền vững, từ cải tạo sân vận động Quy Nhơn, tái thiết trung tâm huấn luyện cũng như xây dựng lại đội trẻ. Đặc biệt, Bình Định đã gọi lại những cầu thủ giỏi gốc Bình Định như Dương Thanh Hào, Hồ Tấn Tài để kích thích tinh thần tự hào của người Tây Sơn, qua đó biến đội bóng của họ trở thành một tập thể sẵn sàng chiến đấu hết mình vì màu cờ sắc áo đúng nghĩa.

Cái nôi thủ môn của đội tuyển quốc gia

Nhắc đến bóng đá Bình Định, người ta sẽ nhớ ngay đến các giai thoại về Phan Kim Lân, Đặng Gia Mẫn hay những “tượng đài” như Phan Tôn Quyền, Trần Kim Đức… Tuy nhiên, một trong những điều thú vị nhất mà bóng đá Bình Định tạo ra trong những năm tháng đỉnh cao là cung cấp thủ môn cho tuyển quốc gia.

Trong lịch sử 45 năm tồn tại, CLB Bình Định đã sản sinh 3 thủ môn hàng đầu cho đội tuyển Việt Nam, bao gồm Dương Ngọc Hùng, Nguyễn Văn Cường và Trần Minh Quang. Dương Ngọc Hùng là thủ môn huyền thoại của bóng đá Việt Nam với 9 năm khoác áo tuyển (1979-1987) và có biệt danh “Vua bắt phạt đền”. Ông cũng là đương kim chủ tịch CLB Bình Định hiện nay.

Trong khi đó, Nguyễn Văn Cường là thủ môn của thế hệ vàng đầu tiên của tuyển Việt Nam trong những năm đầu hội nhập khu vực. Ông từng giành Quả bóng bạc năm 1995 sau khi giúp tuyển Việt Nam giành huy chương đồng Tiger Cup (tiền thân AFF Cup) và huy chương vàng SEA Games.

Kế thừa Nguyễn Văn Cường là Trần Minh Quang, người cũng đoạt Quả bóng bạc Việt Nam vào năm 2002 khi còn khoác áo Bình Định. Sau khi rời Bình Định vào năm 2007, Trần Minh Quang tỏa sáng giúp Bình Dương vô địch V-League hai năm liên tiếp (2007 và 2008).

Nguồn: [Link nguồn]

Pha khiêu khích trọng tài ”có 1 không 2” của thủ môn Cần Thơ

Đẩy thành công quả phạt 11m, thủ môn Phạm Trần Thành Vũ lập tức chạy đến trượt dài trước mặt trọng tài.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo An Khánh ([Tên nguồn])
V-League 2023-24: Cuộc đua nóng bỏng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN