Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Partizan vs Dynamo Kyiv
Logo Partizan - PAR Partizan
-
Logo Dynamo Kyiv - DYN Dynamo Kyiv
-
Fenerbahçe vs Lugano
Logo Fenerbahçe - FB Fenerbahçe
-
Logo Lugano - LUG Lugano
-

BĐVN: Năm Rắn làm mới bộ máy

Một năm trôi qua, bóng đá Việt Nam thu hoạch được gì? Rất nhiều người muốn quên đi một năm nhiều sự cố và biến cố đấy nhưng điều quan trọng là sang năm mới, năm Quý Tỵ, những nhà làm bóng đá có thức tỉnh, có thực sự muốn đổi mới?

Hội phó Hội cổ động viên Việt Nam Trần Song Hải đã cho biết có sáng kiến sản xuất rượu tự trọng (sản xuất có nhãn hiệu đăng ký chứ không phải mua rượu vang về dán chữ rượu tự trọng như trước đây vẫn làm). Ông Hải nói loại rượu này ông không gửi cho những nhà làm bóng đá thiếu tự trọng nữa nhưng sẽ bán để gây quỹ cho một học viện bóng đá, hay để làm những việc thiết thực mà lâu nay những nhà làm bóng đá thiếu lòng tự trọng không làm được.

Khi nghe tâm sự điều đấy, tôi nói với ông Hải, đó là một ý tưởng rất “điên” nhưng rõ ràng trong bóng đá cần những ý tưởng và hành động “điên” vì mọi người, hoặc chỉ là vì một nền bóng đá như thế.

Nhà báo Nguyễn Lưu trong một lần trò chuyện đã hỏi tôi “Điều cần kíp nhất cho bóng đá Việt Nam năm 2013 là gì?”. Và tôi đã chia sẻ với nhà báo lão làng này: “Chỗ thiếu và cũng là chỗ yếu lớn nhất của bóng đá Việt Nam là bộ máy điều hành cồng kềnh chia ra làm nhiều khoảng sân và mỗi người, mỗi nhóm cày trên khoảng sân của mình. Nó cũng giống như việc chia phần để khai thác chứ không phải là việc làm đồng nhất của một bộ máy phục vụ cho một vụ mùa. Và điều tệ nhất chính là căn bệnh ê-kíp, bệnh măc-kê-nô nơi một bộ máy mà mạnh ai nấy khai thác. Vì thế điều quan trọng nhất của năm 2013 là làm sao củng cố, cải tiến một bộ máy vượt ra khỏi quỹ đạo cũ kỹ của các kỳ đại hội VFF và thay vào đó là xây dựng một đội ngũ có chuyên môn tốt, thực sự vì bóng đá, vì cái chung…”.

Nghe lời chia sẻ đấy, nhà báo Nguyễn Lưu cũng đồng tình và ông kết luận: “Bóng đá Việt Nam không yếu về con người, nhưng yếu về cách làm bởi mục đích của những người làm bóng đá không vì bóng đá…”.

BĐVN: Năm Rắn làm mới bộ máy - 1

Thay đổi để đưa BĐVN đi lên là điều cực kỳ cần thiết

Đầu năm Rắn, bàn về bộ máy mới cho bóng đá Việt Nam có lẽ quá sớm nhưng chắc chắn là quá muộn so với những toan tính của những người đang hướng một bộ máy theo hướng có lợi cho cá nhân mình mà sau AFF Cup thất bại đã có những cuộc đấu đá công khai của nhóm quyền lợi muốn trụ vững trong bộ máy đấy.

Cách đây không lâu, trong cuộc đối thoại với Phó Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng – người phụ trách cơm áo gạo tiền ở VFF – ông Dũng không ngần ngại nói việc Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ tính chuyện rút lui khỏi bộ máy VFF và đến tận Văn phòng chính Eximbank nơi ông Dũng làm Chủ tịch HĐQT và đưa ra lời đề nghị: “Tôi sẽ rút lui vì không thể trụ lại được nữa, tôi muốn đề cử anh thay tôi làm Chủ tịch VFF, rất mong anh nhận lời…”. Và ông Dũng trong buổi trò chuyện với ông Hỷ cũng khẳng định luôn rằng ông không muốn ngồi vào vị trí đấy vì ở bộ máy bóng đá Việt Nam rất nhiều người giỏi nói, nhưng không chịu làm và thậm chí là “thọc gậy bánh xe”, làm lực cản cho những người xắn tay làm, hoặc ra sức nắn con đường cong thành đường thẳng.

Câu chuyện của ông Hỷ - Chủ tịch VFF và ông Dũng - Phó Chủ tịch VFF cũng có những căn nguyên và cội nguồn của nó bởi thời điểm đấy Bộ VH-TT&DL đang muốn “ấn” người của Tổng cục TDTT vào bộ máy VFF. Nói sâu xa thì đấy là một cuộc làm việc của ê-kíp cũ nhằm phòng thủ cho sự “thâm nhập” của những cái mới ngoài bộ máy Liên đoàn vào.

Chính trong giới bóng đá đã bình luận rằng thời điểm ông Hỷ đề cập ông Dũng đã từ chối nhưng nay khi có người của Tổng cục TDTT gửi sang thì có thể ông Dũng sẽ không chịu ngồi yên, hoặc rút lui như điều ông đã trình bày trong cuộc đối thoại. Điển hình là những người tinh ý không khó để nhìn ra “cuộc chiến” ngầm nhằm giành ưu thế, giành tiếng nói chung trong bộ máy VFF. Và chắc chắn việc “cạnh tranh” đấy nó không có lợi cho bóng đá Việt Nam.

Bộ máy điều hành bóng đá Việt Nam thời gian qua bị mang tiếng là trẻ hóa nhiều nhưng thực chất cũng là chọn ê-kíp nhiều và trong việc chọn người đấy đã đẩy đi rất nhiều người có chuyên môn thực sự. Cái kiểu thà là chọn người cùng hội nhưng dễ bảo còn hơn người có tài, có năng lực nhưng làm khó đã khiến bộ máy VFF trong thời gian qua đi chệch hướng về chuyên môn nhưng lại nặng phần kiếm tiền và tìm cách tiêu tiền hơn là đồng bộ hóa giữa chuyện kiếm tiền từ bóng đá nuôi bóng đá và giúp bóng đá phát triển.

Làm mới một bộ máy lâu nay vẫn bị hiểu sai là tìm người mới. Nói như bầu Đức là điều cần nhất là cái mới về tư duy làm bóng đá chứ không phải tìm người hợp với mình và chịu gật với mình để điều hành.

Cứ nhìn vào bộ máy bóng đá Việt Nam hiện nay có rất nhiều người nắm quyền sinh quyền sát nhưng mặt bằng về chuyên môn và ứng xử rất thấp mà vẫn ngồi vào nhiều vị trí then chốt sẽ thấy được mọi vấn đề.

Và nổi khổ, nỗi khó của bóng đá Việt Nam trong năm Quý Tỵ là làm sao thay đổi được điều đấy.

Nó quan trọng hơn rất nhiều so với việc tìm thầy, tìm cầu thủ ở đội tuyển…

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Nguyên ([Tên nguồn])
Bình luận của Nguyễn Nguyên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN