Trận đấu nổi bật

Xem thêm

U23 Qatar vs U23 Nhật Bản
Logo U23 Qatar - QAT U23 Qatar
-
Logo U23 Nhật Bản - JPN U23 Nhật Bản
-
U23 Hàn Quốc vs U23 Indonesia
Logo U23 Hàn Quốc - KOR U23 Hàn Quốc
-
Logo U23 Indonesia - IDN U23 Indonesia
-
Brighton & Hove Albion vs Manchester City
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
U23 Uzbekistan vs U23 Saudi Arabia
Logo U23 Uzbekistan - UZB U23 Uzbekistan
-
Logo U23 Saudi Arabia - KSA U23 Saudi Arabia
-
U23 Iraq vs U23 Việt Nam
Logo U23 Iraq - IRQ U23 Iraq
-
Logo U23 Việt Nam - VIE U23 Việt Nam
-
West Ham United vs Liverpool
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Wolverhampton Wanderers vs Luton Town
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Luton Town - LUT Luton Town
-
Newcastle United vs Sheffield United
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Sheffield United - SHU Sheffield United
-
Manchester United vs Burnley
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Burnley - BRN Burnley
-
Fulham vs Crystal Palace
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Everton vs Brentford
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Aston Villa vs Chelsea
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Tottenham Hotspur vs Arsenal
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
AFC Bournemouth vs Brighton & Hove Albion
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Nottingham Forest vs Manchester City
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Bayern Munich vs Real Madrid
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Borussia Dortmund vs PSG
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Roma vs Bayer Leverkusen
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Olympique Marseille vs Atalanta
Logo Olympique Marseille - OM Olympique Marseille
-
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-

BĐVN: Hậu quả từ lối sống buông thả (Kỳ 3)

Lối sống buông thả của một bộ phận không nhỏ giới cầu thủ đã khiến họ phải trả giá. Mất danh tiếng đã đành, không ít người đã trở thành gánh nặng với gia đình, CLB, rơi vào cảnh tù tội, thậm chí là cả bỏ mạng sau những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng.

Những cái chết vì ma túy, AIDS

Đầu năm 2010, thông tin tiền vệ của B.Bình Dương, Molina đột tử vì sử dụng ma túy quá liều đã khiến làng bóng đá Việt Nam bị “sốc”. Việc cầu thủ chơi ma túy chẳng phải là chuyện bây giờ mới nói, nhưng quá đà tới mức sốc thuốc dẫn đến đột tử là một vấn đề hết sức nghiêm trọng với bóng đá Việt Nam. Molina đã qua đời tại một khách sạn ở phường Phạm Ngũ Lão (TP.HCM) trong tình trạng mũi bị trào máu. Ngay bên cạnh Molina còn gần nguyên một gói bột màu trắng đang sử dụng dở và kim tiêm, một cảnh tượng đã ám ảnh giới cầu thủ Việt Nam suốt một thời gian dài sau đó.

Trong cách quản lý của các CLB thì cầu thủ Tây vẫn được một cái cơ chế bất thành văn thoáng hơn cầu thủ nội. Không hiểu sao, dù đang còn thi đấu nhưng Molina Gaston Eduardo lại được tự ý thuê khách sạn bên ngoài. Trong thời gian lưu trú tại đây, Molina thường hay đi ra ngoài một mình, đi chơi về khuya và luôn trong tình trạng say xỉn. Thực tế, không ít cầu thủ hồi đó biết Molina”dùng hàng” nhưng vì đó là chuyện “thường ngày ở huyện” nên họ cũng chẳng quá quan tâm. Chỉ đến khi ngoại binh người Nam Mỹ này bị chết, tất cả mới bàng hoàng.

BĐVN: Hậu quả từ lối sống buông thả (Kỳ 3) - 1

Molina dùng ma túy quá liều

Molina không phải là trường hợp ngoại binh đầu tiên thiệt mạng ở VN. Trước đây, cầu thủ Clement Francis đang thử việc ở Quân khu 4 và Vedaste (người Bỉ gốc châu Phi) thử việc ở Đồng Nai đột tử vì suy tim. Nhiều năm qua, những cái chết, hay những sự biến mất bí ẩn của cầu thủ vẫn bị ém nhẹm thông tin. Trước Molina còn có một ngoại binh khác cũng đã "biến mất" một cách đầy bí ẩn. Đó là Musisi, ngoại binh người Uganda đến Việt Nam khoác áo Đà Nẵng. Kết thúc mùa bóng 2003 - 2004, Musisi về thăm nhà rồi không bao giờ trở lại nữa. Mãi về sau, từ lời kể của một cầu thủ đồng hương sang Việt Nam thi đấu, mới biết Musisi bị căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS và chết năm 2005.

Hầu hết các ngoại binh khi sang Việt Nam thi đấu, đều sướng như ông hoàng bởi thu nhập cao, lại có nhiều trò tiêu khiển. Bởi thế, hầu như ở CLB nào, các HLV cũng phải đau đầu trong việc quản lý ngoại binh. Dù biết cầu thủ của mình chơi bời, nhưng họ cũng chỉ nhắc nhở là chính bởi nếu làm mạnh tay, các ông tây này giở trò “kiêu binh”, thì đội gặp khó ngay.

Vì vậy, ngoài sự thiếu chuyên nghiệp của các cầu thủ đã đành, chính sự hời hợt trong khâu quản lý ở các CLB đã khiến bóng đá Việt Nam phải chứng kiến những cái chết đau lòng, dù không ít những cái chết này được dự báo từ trước với hậu quả là cuộc sống buông thả ngoài sân cỏ của những người trong cuộc.

Những “sự ra đi” trong lòng người hâm mộ

7 năm trước, hàng loạt cầu thủ tài năng của bóng đá Việt Nam đã phải ra hầu tòa vì liên quan đến bán độ. Cho đến giờ, đó vẫn là một vết nhơ lớn nhất và chưa thể gột sạch với bóng đá Việt Nam. Đã có những hoàn cảnh dẫn đến sự sa ngã của cầu thủ, như trường hợp của V.Q từng thừa nhận muốn có thêm tiền để sửa căn nhà đã dột nát cho mẹ ở quê. Tuy nhiên, hầu như chẳng ai dành sự cảm thông cho V.Q và những cầu thủ khác bởi với người hâm mộ, những lý do mà cầu thủ đưa ra lúc đó chỉ là ngụy biện.

Từng được xem là cậu bé vàng của bóng đá Việt Nam, nhưng cho đến giờ V.Q vẫn không thể lấy lại được hình ảnh trên sân bóng, dù phần lớn người hâm mộ đã tha thứ cho anh. Vượt qua được chính mình, chính là điều mà V.Q khống thể làm được. Cũng cùng lứa với V.Q, Q.V từng được xem là một trong những tiền vệ tài năng, đã phải sống cảnh lang bạt nay đây mai đó qua nhiều đội. Hơn một năm về trước, nghi án Q.V bị bạn gái đâm gây xôn xao dư luận. Với những rắc rối liên tiếp phía hậu trường, nên dù Q.V rất nỗ lực làm lại nhưng cũng chẳng ai còn để ý đến anh.

Bóng đá xứ Nghệ luôn sản sinh ra những cầu thủ tài năng, nhưng không phủ nhận trong nhiều cầu thủ đó, không ít người để lại những tai tiếng liên quan đến chuyện ngoài sân cỏ của mình. Những scandal liên tiếp từ việc có cầu thủ dính đến bán độ, xài “chất cấm”…đã làm đội bóng này bị ảnh hưởng rất nhiều.

Bóng đá Việt Nam có không ít những ngôi sao chọn cho mình một lối sống buông thả. Có người đang cố gắng làm lại nhưng cũng có người gần như đã mất tất cả. Đau đớn nhất với một cầu thủ, chính là họ không nhận được sự tin yêu của người hâm mộ và cả những người thân xung quanh mình.

Ở Ninh Bình, độ chơi của N.T được xem là số 1. Cũng chính vì “ham vui” mà N.T một thời gian bị đồn là phải trốn dân xã hội đen, rồi sa sút phong độ đánh mất hình ảnh của chính mình. Hậu quả là N.T gần như mất suất đá chính ở Ninh Bình, mất luôn cả cơ hội lên tuyển năm nay.

Ở bóng đá Việt Nam, ý thức, sự chuyên nghiệp của cầu thủ vẫn là một câu hỏi lớn. Cái chết của Molina là một cú sốc, những hình ảnh đứng trước vành móng ngựa của V.Q, Q.V...., hay cảnh những ngôi sao sớm hết thời, rơi vào cảnh nợ nần, trốn chạy... liệu đã đủ tác động tới mỗi cầu thủ trong việc bảo vệ mình, bảo vệ hình ảnh nghề nghiệp của chính họ ?

Kỳ cuối: Sự bao che và bất lực?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Gia Phong ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN