Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Philippines vs Myanmar
Logo Philippines - PHI Philippines
-
Logo Myanmar - MYA Myanmar
-
Indonesia vs Lào
Logo Indonesia - IDN Indonesia
-
Logo Lào - LAO Lào
-
Viktoria Plzeň vs Manchester United
Logo Viktoria Plzeň - PLZ Viktoria Plzeň
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Roma vs Sporting Braga
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Sporting Braga - BRA Sporting Braga
-
PAOK vs Ferencváros
Logo PAOK - PKT PAOK
-
Logo Ferencváros - FTC Ferencváros
-
Malmö FF vs Galatasaray
Logo Malmö FF - MFF Malmö FF
-
Logo Galatasaray - GS Galatasaray
-
Rangers vs Tottenham Hotspur
Logo Rangers - RAN Rangers
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Porto vs Midtjylland
Logo Porto - POR Porto
-
Logo Midtjylland - FCM Midtjylland
-
Ajax vs Lazio
Logo Ajax - AJX Ajax
-
Logo Lazio - LAZ Lazio
-

BĐVN: Cạm bẫy sau những đôi chân bạc tỷ (Kỳ 2)

Nổi tiếng và lắm tiền, nhưng đằng sau sự hoàng nhoáng đó những cầu thủ kém bản lĩnh đều có thể bị sa ngã, trở thành những con nợ, con nghiện, dính vào tù tội bất cứ lúc nào.

* Từ con nghiện tới chuyện liên quan đến “xã hội đen”

Từ nghèo khó, tập luyện bóng đá, có vị trí đội hình chính thức ở các đội V-League, một số được gọi vào đội tuyển và trở thành sao, cuộc sống của nhiều cầu thủ Việt Nam đã thực sự được đổi đời. Tuy nhiên, sau những buổi tập, những trận đấu, những sinh hoạt bên ngoài sân cỏ của không ít cầu thủ chứa đựng những hiểm họa “giật mình”.

Năm 2007, cầu thủ Xuân Thành của HN.ACB bị bắt quả tang và khởi tố vì tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Cùng thời gian này, thủ quân đội U19 SLNA là Lưu Văn Hiền cùng Nguyễn Hồng Việt đã bị bắt quả tang đang chích ma túy trong phòng. Chưa hết,  một cầu thủ trẻ triển vọng của một đội bóng phía Bắc đã bị bệnh viện trả về và sau khi bị phát hiện mắc AIDS… Mới nhất là vụ 5 cầu thủ Hà Nội T&T bị bắt tại một “động lắc” ở TP. Hồ Chí Minh, nhưng sau đó được giải thích là “đi nhầm”.

Trong số các đội bóng từng bị điểm mặt chỉ tên vì có cầu thủ dính đến ma túy, SLNA thuộc diện đứng đầu danh sách. Có thời điểm “phong trào” lây lan ở CLB này lớn đến nỗi CLB đã phải tiến hành kiểm tra xét nghiệm máu tất cả các cầu thủ, từ ngoại binh, trụ cột đến cầu thủ trẻ. Một số người bị loại khỏi đời sống bóng đá, nhưng vẫn có người vẫn “thói nào tật nấy”.

Với “danh sách đen” kéo dài nhiều năm qua, nghi án Huy Hoàng “phê thuốc” và gây tai nạn gần đây được xem là chuyện chẳng đáng quan tâm với giới cầu thủ Việt. Tuy nhiên, với những nhà quản lý, thì việc kiểm soát cầu thủ của mình, lại khó như lên trời.

Không chỉ ăn chơi thâu đêm suốt sáng, một số cầu thủ Việt còn dính líu rất nhiều vào những tệ nạn xã hội khác. Cứ thỉnh thoảng, trên mặt báo lại xuất hiện những thông tin đại loại như cầu thủ A bị nhóm côn đồ cầm dao đuổi chém, hay cầu thủ B thuê người xử người này, người khác. Đá bóng chán chê, một bộ phận không nhỏ các cầu thủ nhiều phen “nổi máu giang hồ”. Tuy nhiên, nguyên nhân lớn nhất khiến những cuộc “thanh toán” vẫn cứ diễn ra liên tiếp chính là những trò cờ bạc, cá độ bóng đá dẫn đến nợ nần và khi không có đủ tiền trả chủ nợ, việc các cầu thủ bị dân anh chị “hỏi thăm” là điều không khó hiểu.

BĐVN: Cạm bẫy sau những đôi chân bạc tỷ (Kỳ 2) - 1

Rất nhiều nỗi thất vọng

Ngoài chuyện cờ bạc, đã có cầu thủ Việt tự biến mình thành dân xã hội đen vì có máu côn đồ, hung hãn. Năm 2004, một nhóm cầu thủ Huda Huế uống rượu say rồi đánh nhau, làm chết đuối một người ở đồi Thiên An. Cũng trong khoảng thời gian đó, ở Vinh, tiền vệ Phi Hùng “gặp sự cố” trong quán bia để rồi bị hai kẻ truy sát bằng dao trên đường Quang Trung. Trước đó, năm 2003, trong một lần đi chơi cùng nhóm bạn ở vũ trường Phương Đông, thủ môn của Đà Nẵng Ngọc Thế đã “có chuyện” với chủ quán cà phê Wonder dẫn đến bị đâm trọng thương. Năm 2005, trong một lần đi ăn sáng, cầu thủ Phan Thanh Hoàn của SLNA đã bị một nhóm người rượt đánh. Nguyên nhân xuất phát từ việc Thanh Hoàn đi xe ga phân khối lớn và có những hành động gây khó chịu với những người xung quanh.

Vài mùa giải gần đây, chuyện cầu thủ đánh nhau giảm đi rất nhiều, nhưng thỉnh thoảng vẫn có vụ “hỏi thăm” nhau, thậm chí ngay cả trong “doanh trại” CLB. Chuyện tuyển thủ L.T.T thuê người ngoài vào dằn mặt cầu thủ trong đội, chuyện H.S gọi đàn em vào đội để “làm cho ra nhẽ” với đồng đội, hay cầu thủ Chí Công bị dân xã hội đen đuổi chém phải đi bệnh viện cấp cứu, Quốc Vượng bị bạn gái đâm vào bụng... Tất cả đã phản ánh đúng mặt trái của giới cầu thủ Việt. Nói cách khác, có nhiều cạm bẫy đang chờ họ đằng sau những “cuộc vui tới bến”  và không ít người đã để lại tiếng xấu, không bao giờ trở lại được với bóng đá.

* Dấu hỏi về chuyện phòng và chống

Chẳng phải ngẫu nhiên các CLB thường xây những doanh trại khép kín, biệt lập hẳn với các trung tâm lớn để cầu thủ không bị thế giới bên ngoài cám dỗ, lôi kéo. Tuy nhiên, ngoài khả năng “trèo tường” bằng mọi lý do để ra ngoài (bố mẹ, vợ con ốm nặng, xây nhà...)  thì chính sự quản lý lỏng lẻo của các nhà quản lý đã góp phần gián tiếp khiến các cầu thủ hư hỏng.

Thực tế, vẫn có những CLB tỏ ra rất nghiêm khắc trong việc quản quân, chẳng hạn như Hòa Phát Hà Nội trước đây. Đội bóng này xây hẳn tường bao quanh với dây thép gai, có duy nhất một cổng ra vào và người cầm chìa khóa là HLV trưởng Nguyễn Thành Vinh. Còn nhớ hồi đó, ông Vinh với chiến dịch “bàn tay sắt” của mình, đã quản chặt đến từng bữa ăn, giấc ngủ của các cầu thủ, chứ đừng ai nói tới chuyện uống rượu, hay chơi thuốc. Quản chặt nhưng với những tấm gương của người láng giềng HN ACB bên cạnh, ông Vinh “Nghệ” vẫn lo ngay ngáy bởi cầu thủ của thể trốn ra ngoài bất cứ lúc nào.

Tuy nhiên, lo lắng nhất chính là CLB SLNA, đội đóng quân ở địa điểm nhức nhối về tệ nạn ma tuý. Xung quanh đại bản doanh của CLB tại TP Vinh Nghệ An từng là một tụ điểm ma tuý lớn. Không cho cầu thủ ra khỏi ngoài doanh trại thì bằng cách này hay cách khác, “chất kích thích” vẫn có thể được đưa tới tay cầu thủ. Thế mới có chuyện CLB đã không ít lần bắt quả tang cầu thủ đang chơi thuốc ngay trong phòng riêng của mình.

Dù có doanh trại riêng, xa trung tâm, thành phố, nhưng ngay cả có quản chặt như Hòa Phát Hà Nội thì khi mùa giải kết thúc việc duy trì kỷ luật cũng trở nên vô nghĩa. Khi đó, các cầu thủ được tự do về gia đình và với tính “chuyên nghiệp kiểu bóng đá Việt Nam” thì đó mới là lúc dễ xảy ra nhiều chuyện nhất. Dù các HLV luôn yêu cầu các cầu thủ phải duy trì thể lực trong quãng nghỉ nhưng nghỉ chơi bóng cũng là lúc nhiều người bắt đầu một cuộc chơi khác.

Chuyện cầu thủ Việt ngày càng gây thất vọng cho người hâm mộ, lỗi cũng thuộc về các HLV, lãnh đạo đội, bởi họ chính là những người quản lý trực tiếp. Tuy nhiên, ngay cả khi các CLB chưa làm tốt công tác giáo dục, xử lý sai phạm thì với vai trò là người chủ cuộc chơi, trách nhiêm của VFF phải được bàn đến bởi thời gian gần đây người ta thấy cơ quan quản lý bóng đá dường như chưa có những động thái mạnh tay với những thói hư tật xấu của các cầu thủ. Có một thống kê rất hoành tráng là từ năm 2008 đến nay, VFF đã đưa vào thực hiện chương trình kiểm tra chất gây nghiện ở các cầu thủ. Tuy nhiên từ đó đến nay,  ban Y học VFF vẫn chưa phát hiện được trường hợp sử dụng chất gây nghiện nào. Điều đó khiến người ta phải đặt dấu hỏi về chuyện các cầu thủ hoàn toàn “trong sạch” hay hiệu quả như thế nào từ kế hoạch này của VFF.

Khó kiểm soát cầu thủ suy cho cùng cũng chính từ sự buông lỏng ở các CLB, sự hời hợt trong khâu quản lý của các bên liên quan. Đây đều là những công việc có thể làm tốt được nhưng không hiểu sao, bóng đá Việt Nam vẫn thỉnh thoảng lại có vụ cầu thủ bị bắt vì liên quan đến ma túy, cờ bạc, hay dính dáng đến những scandal…để rồi hình ảnh của những người hùng một thời đã bị sụp đổ trong mắt người hâm mộ.

* Kỳ 3: Hậu quả từ lối sống buông thả

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Gia Phong ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN