Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Partizan vs Dynamo Kyiv
Logo Partizan - PAR Partizan
-
Logo Dynamo Kyiv - DYN Dynamo Kyiv
-
Fenerbahçe vs Lugano
Logo Fenerbahçe - FB Fenerbahçe
-
Logo Lugano - LUG Lugano
-

Barca: Rosell đã quá hào phóng trên TTCN

Barca thời chủ tịch Rosell hoạt động tốn kém, ít hiệu quả hơn thời của Laporta.

Barca thời Laporta

Trong khoảng thời làm chủ tịch Barca, từ 15/6/2003 – 30/6/2010, Joan Laporta đã luôn biết cách nắm bắt thời cơ và mang về Nou Camp những bản hợp đồng hiệu quả. Đầu tiên là “lô hàng” giá rẻ ở mùa hè 2003, gồm Rustu, Luis Garcia và Van Bronckhorst.

Thủ thành Rustu sau 9 mùa giải gắn bó với Fenerbahçe đã quyết định ra đi theo dạng tự do. Khi đó, hàng loạt những CLB lớn ở châu Âu muốn có chữ ký của Rustu. Thậm chí Rustu tưởng như đã đầu quân cho Arsenal thì một cuộc tranh cãi với HLV Wenger nổ ra và cuộc chuyển nhượng bị hủy bỏ. Ngay sau đó, anh chuyển tới Barca và gây ấn tượng mạnh ở giai đoạn chuẩn bị cho mùa giải 2003/04. Tiếc rằng chấn thương trước ngày khai màn mùa giải đã khiến mất đi cơ hội rồi buộc phải quay lại Fenerbahçe hè 2004.

Barca: Rosell đã quá hào phóng trên TTCN - 1

Cựu chủ tịch của Barca, Joan Laporta

Trường hợp của Luis Garcia thì khác. Đây là một sản phẩm của lò đào tạo trẻ Barca. Ở mùa giải 2002/03, Garcia được bán cho Atletico Madrid với giá 3,6 triệu euro, và sau một mùa giải anh thành công tại đây, Barca đã mua lại theo một điều khoản với giá rẻ 1,4 triệu euro. Trở về Nou Camp, Garcia đã có một mùa giải ấn tượng giúp Barca cán đích La Liga ở vị trí thứ hai.

Về Van Bronckhorst, ban đầu Barca chỉ mượn từ Arsenal. Nhưng khi thích nghi tốt với CLB xứ Catalunya ở vị trí hậu vệ trái, anh được mua đứt ở hè 2004 với giá có vỏn vẹn 2 triệu euro. 3 mùa giải tiếp theo, Van Bronckhorst luôn chiếm niềm tin lớn từ HLV Frank Rijkaard, góp sức vào 5 danh hiệu của Barca (La Liga 2004/05 và 2005/06, Siêu cúp TBN 2005 và 2006, Champions League 2005/06).

Cũng trong kì chuyển nhượng hè 2003, Barca qua mặt nhiều đối thủ để chiêu mộ thành công Ronaldinho với giá 30 triệu euro. Đó là khoản tiền không hề nhỏ thời điểm đó nhưng những gì Ro vẩu mang lại cho Barca thì lớn hơn gấp bội lần.

Tới tháng 1/2004, Barca mượn Edgar Davids từ Juventus. Dù chỉ thi đấu tại Nou Camp có một nửa mùa giải tuy nhiên Davids được ví như chất xúc tác cho sự thống trị của Barca từ giữa tới cuối thập niên 2000. Mùa giải 2004/2005, Barca thực sự rất thành công trong công tác chuyển nhượng. Họ có hai bản hợp đồng lớn Deco (21 triệu gồm 15 triệu tiền mặt + Quaresma được định giá 6 triệu) và Eto'o (24 triệu euro). Bên cạnh đó là những chữ kí rất hời nhưng chất lượng là Ludovic Giuly (7 triệu euro), Henrik Larsson (chuyển nhượng tự do), Sylvinho (2 triệu euro).

Trong mùa hè 2005, Barca có Van Bommel từ PSV và Santi Ezquerro, từ Athletic đều theo dạng chuyển nhượng tự do (không mất phí). Tới hè 2006, mặc dù vừa giành Champions League, nhưng Barca vẫn bổ sung lực lượng với những cái tên Gudjohnsen (12 triệu euro) Zambrotta (14 triệu) và Thuram (5 triệu euro) – họ đều trở thành trụ cột của Barca sau đó.

Hè 2007, sau khi mất chức vô địch La Liga trong ngày cuối cùng vào tay kình địch Real, Barca quyết định thực hiện ba hợp đồng quan trọng với Henry, Milito và Abidal. Cũng trong năm 2007, Barca mua Yaya Toure từ Monaco với giá 10 triệu euro. Tới năm 2010, Barca thu về gấp 3 lần tiền khi bán Toure cho Man City.

Barca: Rosell đã quá hào phóng trên TTCN - 2

Laporta rất khôn ngoan trên TTCN

Tới hè năm 2008, Pep Guardiola thay Rijkaard và những vụ chuyển nhượng hiệu quả giảm dần. Ban đầu Pep khai thác các tài năng của lò La Masia như Pedro hay Busquets. Bên cạnh đó là việc đưa Pique trở về mái nhà xưa từ MU với giá 5 triệu euro. Dù những bản hợp đồng với Hleb, Caceres, Chygrynskiy thất bại, nhưng có lẽ Barca thời Laporta đã thành công rực rỡ trên thị trường chuyển nhượng.

Barca thời Rosell hào phóng mà thiếu hiệu quả

Sandro Rosell nhậm chức chủ tịch Barca ngày 1/7/2010. Lập tức, ông vung tiền đưa về Nou Camp ba bản hợp đồng là David Villa (40 triệu euro), Mascherano (26,8 triệu euro) và Adriano (13,5 triệu euro). Tuy nhiên Villa thì chỉ có đóng góp trong mùa giải đầu tiên, còn Mascherano và Adriano luôn phải sắm vai phụ.

Hè năm 2011, Barca tiếp tục bỏ ra số tiền lớn cho thị trường chuyển nhượng. Họ mua Fabregas từ Arsenal với tổng chi phí 34 triệu euro, Alexis Sanchez từ Udinese 37 triệu euro và Ibrahim Afellay 3 triệu euro. Rõ ràng, với Fabregas và Sanchez, họ chưa xứng với khoản tiền Barca chi ra. Trong khi vụ Afellay, Barca chẳng khác nào ném qua cửa số 3 triệu euro.

Barca: Rosell đã quá hào phóng trên TTCN - 3

Barca tốn nhiều tiền cho vụ chiêu mộ Alex Song và Sanchez nhưng không hiệu quả

Trong năm 2012, Barca tạm coi thành công với vụ Jordi Alba (14 triệu euro) nhưng lại thất bại ê chề vụ chiêu mộ Alex Song (19 triệu euro). Cả mùa giải vừa qua, Song chỉ là con bài phụ, và những lần ra sân của anh hoặc là ở những trận không quan trọng hoặc từ băng ghế dự bị.

Barca sẽ chỉ mua hàng giá rẻ ở hè 2013?

Trong kế hoạch tìm người thay thế Valdes, Barca đang nhắm tới khá nhiều thủ môn. Có một tên cái mà Barca cần phải để ý tới, đó là Julio Cesar – người hiện thuộc biên chế QPR. Tuy nhiên do QPR đã xuống hạng Nhất bóng đá Anh nên Cesar có lẽ sẽ ra đi. Về vị trí trung phong, những sự lựa chọn như Mario Gomez, vốn không có chỗ ở Bayern và muốn ra đi, Osvaldo có vấn đề nội bộ tại Roma, Klose hết hợp đồng với Lazio, là không đến nỗi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nhật Quang ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN