Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Philippines vs Myanmar
Logo Philippines - PHI Philippines
-
Logo Myanmar - MYA Myanmar
-
Indonesia vs Lào
Logo Indonesia - IDN Indonesia
-
Logo Lào - LAO Lào
-
Viktoria Plzeň vs Manchester United
Logo Viktoria Plzeň - PLZ Viktoria Plzeň
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Roma vs Sporting Braga
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Sporting Braga - BRA Sporting Braga
-
PAOK vs Ferencváros
Logo PAOK - PKT PAOK
-
Logo Ferencváros - FTC Ferencváros
-
Malmö FF vs Galatasaray
Logo Malmö FF - MFF Malmö FF
-
Logo Galatasaray - GS Galatasaray
-
Rangers vs Tottenham Hotspur
Logo Rangers - RAN Rangers
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Porto vs Midtjylland
Logo Porto - POR Porto
-
Logo Midtjylland - FCM Midtjylland
-
Ajax vs Lazio
Logo Ajax - AJX Ajax
-
Logo Lazio - LAZ Lazio
-

20 năm, 300 tỷ đồng và mục tiêu cũ “thắng Thái Lan”

U19 Việt Nam vừa thua U19 Thái Lan 0-6 khiến những nhà làm bóng đá quên đi chuyện chúng ta từng thắng Thái Lan và hạ gục họ ngay tại Bangkok bằng lối đá thông minh để rồi quay lại chuyện rất xưa: Làm sao để vượt qua bóng đá Thái Lan?

Nhìn lại thất bại của U19 Việt Nam trước U19 Thái Lan (bản quyền clip thuộc VTV):

Năm 1995, sau trận chung kết SEA Games 18 thua Thái Lan tại Chiang Mai nhận HCB, bóng đá Việt Nam (BĐVN) trở về trong niềm hoan hỉ: “Chúng ta chỉ thua Thái Lan!”. Từ đó, VFF đưa ra những hội thảo, mời các chuyên gia rồi đặt ra mốc “Làm thế nào để thắng Thái Lan?!”.

20 năm cùng một mục tiêu ngắn

Hội thảo năm ấy có những chuyên gia đã phản bác đề nghị rằng tại sao không chọn cái đích xa hơn mà chỉ là vượt qua Thái Lan - đối thủ đang đứng đầu khu vực Đông Nam Á nhưng chẳng là gì ở châu Á và thế giới. Để bao biện cho mục tiêu, VFF khi đó đã lên tiếng rằng cứ phải vượt qua Thái Lan để đứng đầu khu vực đã, rồi sau đó hãy tính đến những điều xa hơn.

Từ đó đến nay đã 20 năm và mục tiêu của những nhà làm bóng đá vẫn là “Làm thế nào để qua mặt Thái Lan”. Sau trận chung kết U19 Việt Nam thua đậm trước U19 Thái Lan, “mục tiêu” của BĐVN càng lớn hơn. Điều này có lẽ cũng ảnh hưởng phần nào trận vòng loại World Cup trước Thái Lan, đội tuyển VN dưới thời ông Miura đã chọn thứ bóng đá sợ hãi bằng cách tử thủ để không thua trong đó có cả việc chọn lối đá bạo lực. Lối đá của một đội bóng thua rất xa ngay từ tư tưởng khi ra sân.

20 năm, 300 tỷ đồng và mục tiêu cũ “thắng Thái Lan” - 1

Đội tuyển Việt Nam ở Tiger Cup 1998

Nếu chọn 20 năm làm một chu kỳ thì rõ ràng đã xong một chu kỳ, nhưng BĐVN vẫn phải làm lại khi thấy khoảng cách bóng đá trẻ của mình khác biệt với Thái Lan nhiều quá, còn khoảng cách ở cấp đội tuyển lại là sự cách biệt về quan niệm khi chọn lối chơi của đội bóng yếm thế nhằm phá đối thủ mà kiếm một kết quả không thua (nhưng bất thành - thua 0-1).

Lời cảnh báo khi một lần bước lên đỉnh Đông Nam Á

20 năm trước, BĐVN vào cuộc một cách hết sức khó khăn. Đó là thời kỳ đổi mới trong bước hội nhập với việc lần đầu thuê HLV ngoại và nhờ thầy ngoại mà BĐVN thay đổi được cách làm, cách đầu tư ở cấp đội tuyển.

Năm 1995, bóng đá Thái Lan không hơn BĐVN ở cấp độ giải vô địch, nhưng họ hơn nhờ một đội tuyển được đầu tư tốt hơn, chu đáo hơn và có một thế hệ vàng khá hoàn hảo cùng lứa với Kiatisak, Dusit, Natipong, Surachai…

Cũng năm 1995, BĐVN đã có bà mối Strata mang đến rất nhiều nguồn tài trợ và những bước chạy đà chuẩn bị lên chuyên nghiệp. Và trong mục tiêu vượt qua Thái Lan, BĐVN đã lên chuyên nghiệp trước bóng đá Thái Lan. Sau đó V-League của Việt Nam còn là “thỏi nam châm” thu hút cầu thủ Thái Lan đổ sang Việt Nam…

Khi mà những nhà làm BĐVN sớm tự hào V-League là giải đấu số 1 Đông Nam Á khiến nhiều cầu thủ Thái bỏ xứ sang Việt Nam xin việc thì có ai ngờ ở Thái Lan có những thành viên sẵn sàng bỏ ghế quan chức sang Anh học làm bóng đá chuyên nghiệp …

Trong khi những nhà làm BĐVN còn ngạo nghễ với tiền đô rót vào V-League thì Thái Lan có những người đi “gieo mầm” và về cải thiện cả giải vô địch Thái Lan…

20 năm, 300 tỷ đồng và mục tiêu cũ “thắng Thái Lan” - 2

Công Vinh giúp ĐTVN vượt Thái Lan ở AFF Cup 2008

Đến 2008 khi thầy trò HLV Calisto thắng Thái Lan 2-1 trong trận chung kết lượt đi AFF Cup ngay trên thánh địa Rajamangala của người Thái, rồi hòa 1-1 ở lượt về trên sân Mỹ Đình và lên ngôi vô địch thì nhiều người sớm thỏa mãn với giấc mơ đã vượt qua Thái Lan.

Trong khi bóng đá Thái vẫn âm thầm theo chiến lược làm mới riêng của mình thì bóng đá Việt Nam bay bổng, bất chấp ông Calisto nói chiến thắng tại AFF Cup 2008 có phần may mắn và cần phải có những bước đi chiến lược tiếp theo.

Không ai nghe ông Calisto cảnh báo cả và cũng không ai chịu định dạng mặt bằng thật của mình. Thậm chí họ còn mơ mộng đến cả việc tham dự World Cup trong nay mai qua việc có một lứa cầu thủ của lò Hoàng Anh Gia Lai - Arsenal JMG do bầu Đức đầu tư.

Bây giờ, các tuyển Thái Lan đều vượt qua BĐVN, từ lứa trẻ (rõ nhất là chung kết U19) đến đội U23 dự SEA Games, rồi sang đến cấp độ đội tuyển. Người Thái đã có thời gian chững lại rất lâu để làm lại từ nền tảng và để tính xa hơn cho ngôi đầu Đông Nam Á mà họ ngự trị quá lâu, trong khi BĐVN chỉ tính từng năm và cũng chỉ tính vượt qua Thái Lan.

Nhất Đông Nam Á như từng hào hứng ở AFF Cup 2008 để làm gì khi mà nền tảng thì không thay đổi?!

Có một giải chuyên nghiệp rồi tự phong cho mình là số 1 Đông Nam Á để làm gì khi mà mỗi năm cứ lo chạy tài trợ từng mùa mà hồi hộp, còn chất lượng của giải đấu càng về cuối càng “đá trên bàn”, đá tình cảm nhiều?!

Ngay cả lời hứa mỗi năm kiếm trên 300 tỉ đồng để BĐVN “có thực vực được đạo” cuối cùng cũng chỉ là lời tuyên bố.

Để rồi bây giờ họ vẫn quay lại với mục tiêu quá cũ như 20 năm trước: Làm sao để vượt qua Thái Lan?!

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Nguyên ([Tên nguồn])
Bình luận của Nguyễn Nguyên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN