Hành trình chuyển giới – chặng đường đầy gai nhọn trước khi chạm đến cánh hoa hồng

Không ít người đã rơi nước mắt khi lắng nghe những góc khuất đằng sau hành trình lột xác đầy đau đớn của người chuyển giới.

Những áp lực tâm lý vô hình

Công khai mình là người chuyển giới không phải là việc dễ dàng. Do đó, khi phát hiện ra giới tính thật của mình, nhiều bạn không bao giờ cho gia đình hay bạn bè biết. Những người chuyển giới khi làm phẫu thuật phải chịu vô vàn đau đớn, nếu có được sự đồng hành của cha mẹ thì đó là điều vô cùng hạnh phúc. Rất nhiều bạn phải tự đi phẫu thuật một mình, rất cô đơn và chịu đựng tổn thương tâm lý sâu sắc.

Bên cạnh đó, những người mang “giới tính thứ ba” còn luôn sống trong tâm thế bị phân biệt đối xử của xã hội như việc bị từ chối cơ hội việc làm, bị kỳ thị ở trường học. Họ thường bị từ chối nhận vào làm, hoặc phải làm những công việc không mong muốn, dù cho họ có kinh nghiệm hay trình độ học vấn như thế nào.

Dở khóc dở cười với những tình huống tréo ngoe trong cuộc sống khi chuyển giới

Không ít người chuyển giới từng trải lòng về những tình huống khó xử trong đời sống. Nhà vệ sinh công cộng chính là một trong những “cực hình”. Có người vào nhà vệ sinh nam thì bị cấu véo, chòng ghẹo, vào nhà vệ sinh nữ thì bị các chị la hét, xua đuổi.

Thực tế đến nay, vẫn chưa có quy định pháp lý cho phép những người đã chuyển giới được điều chỉnh lại tên, họ, giới tính trên các giấy tờ tùy thân. Điều này dẫn đến nhiều quyền lợi của họ bị bỏ ngỏ như giao dịch mua bán, chuyển nhượng, thừa kế tài sản, đăng ký tạm trú, tạm vắng... bởi lẽ giấy tờ một nơi còn hình dáng bên ngoài một nẻo.

Đau đớn về thể xác với hơn 30 ca phẫu thuật “chết đi sống lại” và những cái giá phải trả

Việc dùng thuốc hormon để duy trì giới tính khi quyết định chuyển giới là một “con dao hai lưỡi” với những hệ quả tiêu cực đến sức khỏe vì có nhiều tác dụng không mong muốn. Các androgen sinh dục nếu dùng thường xuyên không những tác động đến các yếu tố phụ của giới tính như lông, râu, tóc, mô mỡ trên cơ thể mà còn có thể gây ung thư và các bệnh về tim mạch. Người chuyển giới cũng có nguy cơ bị rút ngắn tuổi thọ từ những hệ quả này. Trong suốt cuộc đời sau khi phẫu thuật chuyển giới, những người này phải dùng thuốc nội tiết nam hoặc nữ.

Một trở ngại khác của người chuyển giới chính nữ là thiếu khả năng làm mẹ để có được trọn vẹn hạnh phúc của một người phụ nữ thực thụ. Những điều này khiến một số người chuyển giới dù luôn khao khát được sống với giới tính thật của mình nhưng vẫn nuối tiếc và ân hận về cuộc phẫu thuật. Không những thế, việc phải tập luyện những thói quen sinh hoạt theo giới tính mới cũng không hề đơn giản.

“Cơm áo gạo tiền” - nỗi lo lớn nhất của những người chuyển giới khi việc làm không dễ kiếm

Do sự kỳ thị nặng nề về việc làm, những bạn trẻ chuyển giới từ nam sang nữ vô gia cư, đang chạy trốn khỏi nhà hoặc bị gia đình chối bỏ, thường phải đi bán dâm để có thể tồn tại và có đủ tiền chi trả cho việc mua hormone, làm điện phân, phẫu thuật thẩm mỹ và phẫu thuật tái tạo cơ quan sinh dục. Do đó, những bạn trẻ này có nguy cơ cao nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Nhưng khó khăn nhất hiện nay mà người chuyển giới phải đối mặt đó chính là vấn đề y tế

Ở Việt Nam hiện nay còn rất ít cơ sở thăm khám chất lượng, đáng tin cậy với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao cho người chuyển giới. Hơn ai hết, họ là những đối tượng cần được giới thiệu đến những cơ sở y tế không kỳ thị người chuyển giới để làm các xét nghiệm và điều trị kịp thời. Nhiều người chuyển giới khác tâm sự nếu bản thân mắc bệnh phụ khoa, họ chẳng biết khám ở đâu và liệu có ai chịu khám cho họ không.

Hành trình chuyển giới – chặng đường đầy gai nhọn trước khi chạm đến cánh hoa hồng - 1

Lê Thiện Hiếu lọt vào Top 16 cuộc thi Hành Trình Lột Xác 2018

Mới đây, giọng ca của bài hit Ông Bà Anh cũng đã chia sẻ về nỗi niềm này khi tham gia và lọt vào Top 16 cuộc thi Hành Trình Lột Xác 2018 do Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam tổ chức: “Sau khi can thiệp về hormone, mình và nhiều bạn chuyển giới khác sẽ phải kiểm tra sức khỏe toàn diện 3 tháng một lần, khám phụ khoa 1 năm một lần. Không phải ai cũng có điều kiện để sang Thái Lan, Hàn Quốc hoặc các nước tiên tiến khác với chi phí đắt đỏ…”. Qua đó, Thiện Hiếu cũng cho biết mục đích mà anh đi thi lần này chính là để thông qua chương trình, nói lên nguyện vọng của mình, mong Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam sẽ có thể trở thành một trung tâm tư vấn cho người chuyển giới khi họ cần và sẵn sàng thăm khám, không kì thị những người chuyển giới.

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN