Việc đầu tiên bạn làm sau khi ngủ dậy sẽ quyết định cuộc đời sau này

Nếu bạn muốn có một cuộc đời tầm thường, nhàm chán chẳng có động lực sống, hãy cứ cho phép mình lười biếng và đừng nghĩ gì cả khi thức dậy.

Việc đầu tiên sau khi thức dậy bạn thường làm gì? (Ảnh minh họa)

Việc đầu tiên sau khi thức dậy bạn thường làm gì? (Ảnh minh họa)

Có một câu nói ở Trung Quốc được nhiều người biết đến: “Kế hoạch một năm nằm ở mùa xuân, kế hoạch một ngày nằm ở buổi sáng”. Thời điểm bắt đầu một ngày mới rất quan trọng bởi nó có thể quyết định năng suất làm việc của bạn cả ngày. 

Từ xa xưa, người có khả năng hoàn thành những việc lớn không phải cứ thức dậy sớm sẽ nắm bắt được “sự khởi đầu” mà bởi họ biết cách sắp xếp thời gian trong ngày sao cho hợp lý nhất, từ đó lên kế hoạch cho một ngày và rộng hơn là cuộc đời mình.

Dưới góc nhìn tâm lý học, việc đầu tiên sau khi thức dậy sẽ ảnh hưởng đến trạng thái cảm xúc trong ngày, thậm chí ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Vì vậy, bạn cần phải biết cách sống như thế nào, mọi thứ đều bắt đầu từ những việc rất nhỏ nhưng lại có sức ảnh hưởng đến cuộc đời của một người.

Bạn sẽ nghĩ gì về cuộc đời mình sau khi thức dậy?

Có thể dễ dàng thấy được, người trẻ hiện nay có thói quen thức đêm, đó là thói quen không tốt cho sức khỏe, đi ngược lại với đồng hồ sinh học của cơ thể.

Mọi người thường được khuyên rằng, ngủ sớm, dậy sớm sẽ tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng làm được điều này. Những “cú đêm” thường có xu hướng ngủ quá nhiều vào ban ngày để bù lại giấc ngủ thiếu hụt ban đêm nhưng cũng có một số người vì lý do nào đó như công việc mà cắt xén giấc ngủ, thức khuya nhưng lại dậy sớm.

Đối với người trẻ, đi ngủ lúc 11 giờ đêm và dậy lúc 6 giờ sáng, ngủ 7 tiếng như vậy là phù hợp. Vậy 6 giờ sáng chính xác là thời điểm tốt nhất để bắt đầu một ngày mới. Đây cũng là khoảng thời gian mà não bộ có sự tập trung tuyệt vời nhất trong ngày. Do đó, bạn nên làm một việc gì đó có ý nghĩa để đánh thức nhiệt huyết bên trong mình và chào đón ngày mới.

Nếu đó là người trung niên hoặc cao tuổi, thời gian ngủ của họ sẽ ngắn hơn, thường sẽ thức dậy lúc 5 giờ. Lúc này, hãy ăn gì đó và tập thể dục, khôi phục tinh thần và bắt đầu một ngày mới của mình.

Dù là người trẻ hay người trung niên, cao tuổi, đừng để bản thân quá phụ thuộc vào giường ngủ. Bạn có biết rằng, mất 21 ngày để hình thành một thói quen tốt nhưng chỉ mất 3 ngày để tạo thói quen xấu.

Điều đầu tiên bạn làm sau khi thức dậy sẽ quyết định tầm cao của cuộc đời mình

Một số người sẽ nói rằng, việc làm đầu tiên sau khi thức dậy chẳng phải đánh răng, rửa mặt sao. Trên thực tế, đây chỉ là thói quen sạch sẽ chứ không thể được coi là điều quan trọng trong một ngày.

Một số khác nói mình hay kiểm tra điện thoại, lướt đọc thông tin xem những gì đang xảy ra rồi đợi đến giờ gần đi làm mới chịu ra khỏi giường.

Nếu là một người sống kỷ luật, họ sẽ thức dậy vào lúc 5 hoặc 6 giờ sáng (với điều kiện đi ngủ vào khoảng 11 giờ đêm), sau đó làm việc gì đó liên quan đến "sự tập trung".

Các nhà thông thái thời cổ đại dậy từ 4,5 giờ sáng để đọc sách, tìm kiếm sự khôn ngoan của cuộc đời và hướng đi của mình nhờ vào tri thức.

Nhiều doanh nhân hiện đại cũng thức dậy lúc 5 hoặc 6 giờ, lên kế hoạch cho những việc họ làm hôm nay, suy nghĩ về những dự án và điều mình muốn làm trong tương lai.

Theo tâm lý học, thời điểm thích hợp nhất để mọi người suy nghĩ thường trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Đặc biệt những người dậy sớm, họ đã có mục tiêu vững chắc nên khả năng tư duy của họ cũng đặc biệt mạnh mẽ.

Nhiều người dành 1 giờ thiền định, đọc sách, tập thể dục, viết hoặc phân loại lại suy nghĩ sau khi thức dậy. Điều này giúp cuộc sống của họ viên mãn và cải thiện chất lượng sống hơn.

Thời điểm ngủ dậy cho thấy khoảng cách giữa người và người với nhau

Ai đó đã từng nói rằng, khoảng cách giữa con người đã được quyết định ngay từ khi thức dậy.

Nhà văn Nhật Bản Haruki Murakami từ năm 33 tuổi quyết định phải thức dậy lúc 4 giờ sáng để chạy bộ bất kể nắng mưa bão tuyết, sau đó mới tập trung viết lách. Ông đã kiên trì suốt nhiều năm liền và đã cho ra đời tác phẩm nổi tiếng: “Tôi nói gì khi nói về chạy bộ”.

Trong cuộc sống, khi người khác vẫn đang ép mình tự kỷ luật bản thân, có không ít kẻ vẫn đang chìm sâu trong giấc ngủ hoặc vật lộn với việc rời khỏi giường. Ai mà chẳng muốn làm những việc nhẹ nhàng, tránh những việc khiến mình khổ sở.

Trên thực tế, dậy sớm khiến bạn cảm thấy rất mệt mỏi. Chăm chỉ học tập khiến bạn cảm thấy nhàm chám. Nỗ lực làm việc khiến bạn cảm thấy cực khổ. Tuy nhiên, bất cứ điều gì trên đời này cũng có giá, một môi trường quá thoải mái không thích hợp để con người ta trưởng thành, chỉ có sự tự kỷ luật đầy đau đớn mới khiến cho ta ghi nhớ sâu sắc và khiến bản thân ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

Trong 1 giờ đầu tiên sau khi thức dậy, điều đầu tiên bạn cần làm là lập kế hoạch cho cuộc sống của mình hoặc thời gian trong ngày, sau đó kiên quyết thực hiện một việc nhỏ, có thể bắt đầu từ thiền, đọc sách, học, viết lách, tập thể dục. Khi duy trì được thói quen này trong thời gian dài, bạn sẽ nhận về sự thay đổi tích cực ở bản thân và nếm được trái ngọt của kết quả.

Muốn thay đổi cuộc đời, cách duy nhất chính là chúng ta phải kiên trì đến cùng. Người chiến thắng cuối cùng không phải là người thông minh nhất, cũng không phải là người may mắn nhất mà là người kiên trì nhất!

Nguồn: [Link nguồn]

Tự kỷ luật bằng việc tiết kiệm tiền, tôi nhận ra vô số bài học có giá trị

Kiếm tiền phụ thuộc vào khả năng, tiêu tiền phụ thuộc vào sự khôn ngoan và tiết kiệm tiền phụ thuộc tính kỷ luật...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phan Hằng ([Tên nguồn])
Người trẻ suy ngẫm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN