DANH MỤC
Phút thành thật: Xem nhẹ “việc phụ nữ”, tôi nhận bài học nhớ đời khi ở nhà giãn cách xã hội - 2

Tôi thuộc tuýp phụ nữ hiện đại, tôi chán ghét những quy định, ràng buộc đối với thân phận đàn bà của các cụ. Thời còn thanh niên, tôi đã không ít lần “bật” lại những bậc cao niên khi bắt con gái trong họ phải “phẩy tay một loáng là xong dăm mâm cỗ”.

Tôi đã rất thương bà, thương mẹ và những phụ nữ ở thế hệ trước. Họ luôn phải đầu tắt mặt tối trong bếp để phục vụ chồng con. Ngày thường đã đành, ngay cả 3 ngày Tết cũng phải vật lộn với cỗ bàn rồi dọn dẹp, quán xuyến đủ thứ chuyện không tên.

Sau khi lấy chồng, quan điểm của tôi càng không thay đổi. Khi đã trở thành một người phụ nữ thành đạt, có thu nhập cao so với mặt bằng chung, tôi càng cho mình đã suy nghĩ đúng. Phụ nữ hiện đại cần giải phóng cuộc sống của họ ra khỏi căn bếp vài mét vuông chật chội ám đầy mùi dầu mỡ. Phụ nữ hiện đại phải đấu tranh cho bình đẳng giới, phải lao ra ngoài xã hội làm những công việc lớn lao để không thua kém cánh mày râu.

Phút thành thật: Xem nhẹ “việc phụ nữ”, tôi nhận bài học nhớ đời khi ở nhà giãn cách xã hội - 3

Về khía cạnh này tôi đã làm được. Tôi sống như một người chủ gia đình, đẩy chồng xuống “cửa dưới” vì tôi có thu nhập cao hơn anh ấy. Tôi chủ động đẩy mọi công việc nhà cho giúp việc. Thậm chí có thời điểm tôi thuê đến 2 người giúp việc trong nhà. Tôi muốn khi trở về nhà phải được tận hưởng trọn vẹn thời gian nghỉ ngơi.

Nhưng rồi mọi chuyện không diễn ra suôn sẻ. Công việc của tôi bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình hình dịch bệnh. Mức lương bị cắt giảm và khi các quy định giãn cách ngày càng chặt chẽ, tôi đã phải tạm dừng công việc và chỉ được nhận mức lương tối thiểu.

Các bác giúp việc cũng vì lo sợ dịch bệnh nên đã nhanh chóng xin nghỉ việc để được về quê cùng với gia đình. Họ đã theo gia đình tôi nhiều năm, thậm chí ở lại cả dịp Tết bởi tôi luôn trả mức thù lao hậu hĩnh. Vì thế, họ coi đây là một kỳ nghỉ bởi cũng đã rất lâu rồi chưa được về với người thân.

Phút thành thật: Xem nhẹ “việc phụ nữ”, tôi nhận bài học nhớ đời khi ở nhà giãn cách xã hội - 4

Tôi thực sự sụp đổ khi cùng lúc phải đối diện với 2 cú sốc lớn. Nếu như nghỉ việc chỉ là chuyện tạm thời thì việc đối mặt với gian bếp mới thực sự khủng khiếp. Chồng tôi không trợ giúp. Anh ấy thẳng thắn tuyên bố, ngày trước em là trụ cột kinh tế em có tiền thuê giúp việc, bây giờ điều đó không còn nữa thì căn bếp này thuộc về em. Anh sẽ lo các khoản chi còn lại của gia đình.

Những ngày đầu giãn cách, tôi vẫn tự tin bởi vẫn còn nhiều dịch vụ bán hàng ăn mang về. Nhưng rồi khi thành phố chỉ đạo chống dịch quyết liệt hơn, tôi đã phải tự mình đi chợ, tự mình vào bếp và đây chắc chắn là công việc khó khăn nhất.

Tôi không đầu hàng bởi tính hiếu thắng của mình. Tôi bắt đầu lên mạng tìm hiểu về ẩm thực, về nữ công gia chánh. Tôi đã tham dự vào những hội nhóm cho chị em đam mê nấu nướng trên mạng xã hội. Tại đây tôi dần dần hiểu được sự thích thú mỗi khi hoàn thành những món ăn. Hiểu được sự hạnh phúc mỗi khi được nhìn ngắm người thân thưởng thức những món ăn mà mình tự tay thực hiện.

Phút thành thật: Xem nhẹ “việc phụ nữ”, tôi nhận bài học nhớ đời khi ở nhà giãn cách xã hội - 5

Cứ thế tôi bắt đầu thực hiện từng bước một, tôi làm từ dễ đến khó và không ngại chia sẻ câu chuyện của mình lên hội nhóm. Tôi đã được động viên rất nhiều và thấy mình thật may mắn. Những ngày đầu, các món ăn tôi làm thực sự thảm họa. Chồng và con đã phải tự xuống bếp nấu mỳ, họ nói đùa với nhau rằng sẵn sàng mang mẹ G (tức là tôi) để đổi lấy bác H giúp việc ngay lập tức.

Câu nói đó khiến tôi buồn nhưng cũng là động lực lớn để thêm cố gắng. Tôi nhận ra việc nấu nướng không hề tồi tệ như tôi tưởng tượng. Ngày trước tôi tự cho mình là một người phụ nữ thành đạt, nhưng tôi đã nhầm. Với tôi lúc này, người phụ nữ thực sự hạnh phúc là người vừa có giá trị xã hội lại vừa có giá trị trong chính căn bếp của gia đình mình.

Phút thành thật: Xem nhẹ “việc phụ nữ”, tôi nhận bài học nhớ đời khi ở nhà giãn cách xã hội - 6

Tôi là con gái út trong gia đình nên rất được nuông chiều. Anh trai tôi nhiều hơn đến 8 tuổi nên khi tôi bắt đầu trở thành thiếu nữ để học những công việc nội trợ, bếp núc thì anh tôi đã tốt nghiệp khóa đào tạo của bà nội và mẹ.

Những ngày khó khăn trong quá khứ, bố mẹ tôi luôn vất vả bươn chải ngoài xã hội. Ở nhà có 3 bà cháu lo việc cơm nước. Cứ thế bà đã chỉ dạy cho chúng tôi, mà chính xác hơn là chỉ mình anh tôi những kỹ năng nội trợ. Anh tôi dù là con trai nhưng lại rất khéo tay và không quá khó để trở thành bếp chính trong gia đình.

Chính vì có bà và anh nuông chiều nên tôi đã ỷ lại và dần dần trở thành một đứa con gái vụng về. Tôi cũng đã bị bà và mẹ mắng rất nhiều nhưng tôi cũng có lý do để lấp liếm. Tôi luôn lấy lý lẽ con gái thời buổi bây giờ cần học giỏi, cần kiếm được nhiều tiền. Sau này lấy chồng thì thuê giúp việc, mình vừa có thời gian chăm lo gia đình vừa tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội.

Phút thành thật: Xem nhẹ “việc phụ nữ”, tôi nhận bài học nhớ đời khi ở nhà giãn cách xã hội - 7

Tôi đã rất khoái chí trước những lập luận đanh thép của mình trong khi bà nội và mẹ cũng chỉ biết cười trừ cho qua chuyện. Thế nhưng tôi đã tính toán hơi vội vàng. Tôi đã nghĩ đến luôn trường hợp sau khi lấy chồng mới thuê giúp việc còn kịch bản ngày ra mắt nhà người yêu bị thử thách khả năng nữ công gia chánh thì tôi chưa tính đến.

Tôi sẽ không bao giờ quên lần đầu tiên về ra mắt nhà bạn trai. Nhà anh ấy ở ngoại thành Hà Nội và có nếp sống cổ truyền đặc trưng. Chính vì thế việc đòi hỏi dâu con trong nhà thành thạo chuyện bếp núc, nội trợ là điều hiển nhiên. Tôi và anh biết điều đó nên đã lấy lý do đến muộn để né được bài kiểm tra nấu nướng. Thế nhưng tôi vẫn không thoát khỏi thảm cảnh và cảm giác có phần xấu hổ.

Phút thành thật: Xem nhẹ “việc phụ nữ”, tôi nhận bài học nhớ đời khi ở nhà giãn cách xã hội - 8

Khi tất cả đã dùng bữa xong, tôi được giao nhiệm vụ bổ bưởi để tráng miệng. Tôi đã không biết làm gì với quả bưởi trong suốt gần 20 phút. Sau khi lên mạng xem vội một video hướng dẫn, tôi cũng gọt được vỏ và cùi. Thế nhưng ở khâu quyết định tôi không dùng tay tách múi và lấy luôn con dao để bổ.

Nhìn đĩa bưởi nham nhở được bưng lên, tôi thực sự chỉ muốn độn thổ. Đáng buồn hơn khi có một vài bà cô trong họ nhà anh ấy đã mỉa mai tôi bằng những câu hỏi cực kỳ khó chịu: “Cháu ở với bố à, có còn mẹ không?”, “Nhà cháu toàn chị gái nên chắc được chiều nhỉ?”

Tôi thực sự đã không chịu được những lời châm chọc đó. Tôi lập tức xin phép ra về và chuyện tình cảm này cũng không kéo dài thêm lâu nữa. Sau đó tôi thực sự nghiêm túc nghĩ về chuyện phải cải thiện bản thân. Tôi không muốn bà nội và mẹ, những người phụ nữ tần tảo đảm đang lại mang tiếng xấu vì có đứa con gái vụng về.

Phút thành thật: Xem nhẹ “việc phụ nữ”, tôi nhận bài học nhớ đời khi ở nhà giãn cách xã hội - 9

Mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Chúng ta cần mạng xã hội để kết nối với nhau, để tìm kiếm thông tin cũng như để phục vụ nhu cầu giải trí. Thế nhưng cũng có một bộ phận không nhỏ dùng mạng xã hội như một công cụ để khoe mẽ, để sống ảo và cũng để công kích người khác.

Tôi đã từng là đích ngắm của một số người như vậy. Họ dùng mạng xã hội để chê bai, để mỉa mai điểm yếu của tôi là khả năng nội trợ. Tuy nhiên, khi có đủ thời gian suy ngẫm lại mọi vấn đề, tôi chợt nhận ra mình chính là nguyên nhân cho cuộc trả đũa này.

Phút thành thật: Xem nhẹ “việc phụ nữ”, tôi nhận bài học nhớ đời khi ở nhà giãn cách xã hội - 10

Tôi là phó phòng một công ty truyền thông nên dưới quyền phần nhiều là chị em. Môi trường công sở nhất là toàn phụ nữ với nhau không thể thiếu những câu chuyện phiếm. Trong giờ nghỉ trưa hoặc những lúc giải lao quà chiều, chị em thường khoe chuyện chồng con rồi khả năng nội trợ khéo léo của mình.

Những lúc như vậy tôi thừa biết có nhiều người tỏ ra hiểu biết, giỏi giang nên thường hay lên tiếng dạy đời những em gái trẻ hơn hoặc mới vào công ty. “Các em có biết cá chép và cá quả khác nhau thế nào không?”, “Có biết chọn thịt bò ngon không?” Hay đại loại như: “Cuối tuần này phải đãi cả nhà nồi bún thang, món này mẹ chồng còn phải nghiện”.

Tôi là người không biết nấu ăn nên nghe những lời như vậy thực sự rất khó chịu. Để góp vui, tôi lớn tiếng, các em chỉ cần chăm chỉ làm việc, kiếm thật nhiều tiền vào. Phụ nữ bây giờ cần gì phải nấu ăn giỏi, nếu thế hàng quán họ phá sản hết à?

Phút thành thật: Xem nhẹ “việc phụ nữ”, tôi nhận bài học nhớ đời khi ở nhà giãn cách xã hội - 11

Các chị em biết tôi đã tự ái nên cũng giả vờ ủng hộ rồi giải tán. Thế nhưng ai ngờ họ đã có cách trả đũa khá cao tay. Trong thời gian tất cả phải ở nhà vì giãn cách xã hội, họ đã lập ra một nhóm có tên rất kêu: Hội chị em tầng 8 (tầng làm việc của công ty tôi) xinh đẹp, giỏi giang, NẤU ĂN NGON. Họ cố tình viết đậm 3 chữ cuối cùng.

Thế rồi hằng ngày đều đặn 3 bữa ăn, họ đều khoe tài nấu nướng và “tag” tên của tất cả thành viên kèm theo tên hội. Tất nhiên những bài viết như vậy sẽ có tương tác rất cao và khiến sếp tổng cũng chú ý. Trong một bài đăng, sếp tổng còn gắn tên tôi vào một bình luận: “Nhân viên toàn người giỏi giang xinh đẹp lại đảm đang thế này, có học của chị H (tức là tôi) không đấy?”.

Như được thể, mấy người này thay nhau vào bình luận châm chọc: “Chị phó phòng của em nấu ăn ngon như đầu bếp ngàn sao, em không theo kịp”, “Chị em giỏi giang lo việc xã hội, không có thời gian vào bếp đâu sếp nhé”, “Chị H nhiều tiền toàn đặt nhà hàng ship tận nơi mà sếp”. Tất cả những bình luận đó đều kèm những biểu tượng mặt cười rất hả hê.

Phút thành thật: Xem nhẹ “việc phụ nữ”, tôi nhận bài học nhớ đời khi ở nhà giãn cách xã hội - 12

Tôi đã thực sự xấu hổ khi trở thành mục tiêu để mọi người châm chọc. Thời gian giãn cách này, tôi cũng đã cố gắng thử làm một vài món cho ra trò để khoe trên mạng xã hội nhưng không thành công. Tôi hiểu rằng đây là công việc không đơn giản chút nào và từ đó mới trân trọng những kỹ năng, kinh nghiệm bếp núc của các chị em trong phòng.

Tôi thấy đáng tiếc khi không tự tay chuẩn bị cho gia đình một bữa cơm ấm cúng. Tôi phải thay đổi và một ngày nào đó tôi sẽ trở thành admin của “Hội chị em tầng 8 xinh đẹp, giỏi giang, NẤU ĂN NGON”.

 

Bài viết: Huyền Anh

Thiết kế: Nãm Trung Nguyên

Nguồn ảnh: Internet

Sự kiện: Phút thành thật
Thứ Hai, ngày 09/08/2021 08:35 AM (GMT+7)

Nguồn: [Link nguồn]

Theo Huyền Anh ([Tên nguồn])