Sai lầm cho con chơi game lồi mắt giống “con nhà người ta”

Sự kiện: Giới trẻ 2024

Cho con làm quen rồi chơi game giống “con nhà người ta” có lẽ là sai lầm lớn nhất của vợ chồng chị Minh Phương (Thái Bình).

Trẻ nghiện game gây ảnh hưởng tới sức khỏe (ảnh minh họa: H.T)

Trẻ nghiện game gây ảnh hưởng tới sức khỏe (ảnh minh họa: H.T)

Con trai chị Minh Phương (14 tuổi) có thể chơi điện tử hàng giờ liên tục, bỏ ăn, quên ngủ, quên làm bài tập về nhà, thậm chí to tiếng, hung hăng với mẹ chỉ vì “đang dở ván”.

Từ khi biết chơi game đứa trẻ này thường xuyên đi ngủ muộn. Có những hôm chị Phương tỉnh giấc, chạy sang phòng con vẫn thấy thằng bé đang chơi.

“Chưa kể trong bữa ăn, cháu vừa chơi vừa ăn, những lời nói của bố mẹ dường như cháu để ngoài tai, không còn biết gì ngoài chơi game.

Một ngày tôi phát hiện con mình có những biểu hiện như giật mắt, giật cơ mặt. Tìm hiểu trên mạng thì tôi nghĩ cháu có những dấu hiệu của sự rối loạn sức khỏe tâm thần. Tôi bắt đầu bàng hoàng và lo lắng game sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tương lai của con trai”, chị Phương tâm sự.

Vợ chồng chị Phương ngay lập tức đưa ra lộ trình “cai” game cho con. Tuy nhiên, cháu cá tính mạnh nên đã phản kháng, phá vỡ tất cả mọi quy tắc mà vợ chồng chị đưa ra.

“Đỉnh điểm, có hôm trong bữa ăn, bố hỏi 3 câu mà cháu không đáp vì đang tập trung chơi game. Vậy là bố cháu tức giận cầm chiếc điện thoại cháu đang chơi đập xuống đất vỡ tan. Cháu mắt đỏ au, đứng phừng phừng dậy ném vỡ chiếc bát ăn và tuyên bố cả đời này không nhìn mặt bố. Hai vợ chồng tôi sốc luôn”, chị Phương kể.

Hiện nay, con “nghiện” game là nỗi khổ của rất nhiều bậc phụ huynh chứ không riêng gì vợ chồng chị Phương. Về vấn đề này, thạc sĩ Nguyễn Phương Anh (Đại học Sư phạm Hà Nội) cho hay: “Cai game cho con cần một lộ trình và sự kiên nhẫn của bố mẹ. Không phải nói cai game thì trong một sớm một chiều là đứa trẻ có thể bỏ được ngay.

Phụ huynh cần nghiêm túc nói chuyện với con về sự nguy hiểm của game cùng những phương pháp giúp con làm chủ bản thân, sắp xếp thời gian học tập và vui chơi hợp lý. Điều tối kỵ là bố mẹ cấm con chơi bằng những biện pháp cứng nhắc như đập điện thoại, mắng nhiếc hay to tiếng quát tháo. Điều này sẽ càng làm trẻ hình thành suy nghĩ tiêu cực, càng cấm càng chơi”.

Theo thạc sĩ Nguyễn Phương Anh, đầu tiên, bố mẹ hãy hết sức mềm mỏng, cùng con xây dựng các quy tắc trong gia đình bao gồm khi nào con có thể chơi game, khi nào không được phép, thời gian và thời lượng chơi.

Ví như mỗi ngày được chơi 30 phút nhưng đổi lại con phải hoàn thành hết các nhiệm vụ học tập ở trường, chơi thể thao, cùng mẹ nấu bữa tối… Nếu vi phạm con sẽ bị tước quyền chơi ngày hôm đó. Điều này là để đứa trẻ ý thức được hành động của mình và quan trọng là “tuân thủ luật chơi”.

Phụ huynh cũng có thể đưa ra quy định rằng mỗi hoạt động các con thực hiện tốt sẽ được quy đổi ra số phút chơi game. Ví như hoàn thành hết các nhiệm vụ giúp mẹ lau nhà, phơi quần áo, chơi đàn… sẽ được thưởng thêm bao nhiêu phút chơi game.

“Một điều quan trọng nữa là bố mẹ phải luôn đồng hành cùng con. Nhắc nhở, đôn đốc để con làm đúng như kế hoạch đã đề ra. Khi con làm tốt sẽ được khen thưởng và ngược lại. Bố mẹ nên dành thời gian nhiều hơn cho con như cùng con tham gia các hoạt động tập thể cùng với các bạn, gợi ý cho con rủ các bạn trong lớp đến nhà chơi, ăn cơm, trò chuyện, đi xem phim để con được giao tiếp, chia sẻ với các bạn.

Thông qua đó, phụ huynh vừa có thể nắm bắt được tâm lý các con lại có thể hạn chế được thời gian quá nhàn rỗi khiến con sa đà “thèm” chơi game”, cô Phương Anh cho hay.

Nguồn: [Link nguồn]

Cách cư xử khiến con trẻ căm thù bố mẹ, chỉ muốn ”bỏ nhà đi luôn”

Có đứa trẻ không muốn về nhà, có đứa trẻ bỏ nhà đi và nhìn mẹ với ánh mắt căm thù. Đâu là nguyên nhân khiến cho...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Thanh ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN