Nỗi lòng sinh viên làm thêm mùa dịch: Dễ bị lừa tiền vì công việc ít, khó khăn chất chồng

Sự kiện: Giới trẻ 2024

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh thành lớn, nhiều doanh nghiệp, hàng quán đã phải tạm ngưng hoạt động khiến không ít sinh viên rơi vào cảnh mất việc làm thêm, ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và học tập của các bạn.

Nhiều sinh viên tìm đến công việc gõ mã Capcha nhưng tá hoả vì làm một tiếng chưa được... 2.000 đồng.

Nhiều sinh viên tìm đến công việc gõ mã Capcha nhưng tá hoả vì làm một tiếng chưa được... 2.000 đồng.

Thời gian gần đây, dịch bệnh COVID-19 tiếp tục quay trở lại và đe dọa đời sống người dân. Để phòng chống dịch bệnh, tại TP. HCM, các cơ sở dịch vụ như nhà hàng, quán ăn không được tập trung quá 20 người, các trung tâm tiệc cưới, ăn uống theo mô hình buffet phải tạm dừng hoạt động dẫn đến việc nhiều sinh viên mất việc làm thêm. Chưa kể, nhiều cửa hàng cắt giảm số lượng nhân viên, thậm chí giảm lương để duy trì các chi phí khác khiến sinh viên không khỏi lao đao.

Chia sẻ với nhà Hoa, bạn Ngọc Ngân (sinh viên ngành Du lịch - Lữ hành) cho biết: "Hiện nay, lương làm thêm tại quán ăn của mình giảm gần 2/3 so với trước kia. Để tiết kiệm tiền, mình đã chuyển sang đi xe buýt. Có hôm đi làm về mệt, phải chen chúc trên xe buýt khiến mình thở không nổi. Về đến phòng trọ là mệt rã rời, không còn tâm trí để học tập hay chăm sóc bản thân."

Có năng khiếu đàn organ, Phát Hải (sinh viên ngành Âm nhạc học) từng nhận đàn cộng tác tại các nhà hàng, quán ăn với số tiền từ 300.000 đến 500.000 đồng/show. Tuy nhiên trước tình hình dịch bệnh tái bùng phát, nhà hàng, trung tâm tiệc cưới phải dừng hoạt động, các sinh viên như Hải gần như mất việc. Nhìn thùng mì tôm vơi hết quá nửa, Hải thở dài: “Tương lai mịt mờ quá, không khéo phải chạy xe ôm công nghệ để cứu cánh trong thời gian chờ đợi tìm việc”.

Không chỉ mất việc, một số sinh viên không xoay sở kịp, rơi vào tâm lý "việc gì cũng nhận" sẽ dễ dàng trở thành "con mồi" của những thủ đoạn lừa đảo, bóc lột tiền của và sức lao động.

Bạn Quỳnh Trang (21 tuổi, sinh viên ngành Công nghệ Thông tin) bộc bạch "kinh nghiệm xương máu" sau hai ngày ngồi gõ Captcha (là hình ảnh gồm các con số, ký tự,... dùng để phân biệt giữa người và chương trình máy tính, xác định liệu có phải là một người dùng đang truy cập hệ thống hay một chương trình máy tính đang truy cập hệ thống): “Mình cũng nghe nhiều tin gõ Captcha vừa thu nhập thấp, vừa dễ bị lừa. Nhưng hiện tại cũng không còn cách nào để tìm việc khi nhu cầu việc làm quá cao. Chưa kể phải cạnh tranh với cả sinh viên ra trường chưa có việc nên mình "nhắm mắt" làm thử. Không ngờ ngồi gõ muốn rụng rời tay chân trong suốt 1 tiếng đồng hồ, thu nhập chỉ hiện lên 0,07USD (tương đương 1.600 đồng)."

Bên cạnh đó, theo như chia sẻ của Quỳnh Trang, đã có không ít sinh viên mất trắng tiền cọc khi đăng ký công việc gõ Captcha vì nản rồi bỏ việc giữa chừng.

Với tâm lý "việc gì cũng nhận", sinh viên dễ dàng trở thành "con mồi" của những thủ đoạn lừa đảo, bóc lột trên Internet. (Nguồn ảnh: Internet)

Với tâm lý "việc gì cũng nhận", sinh viên dễ dàng trở thành "con mồi" của những thủ đoạn lừa đảo, bóc lột trên Internet. (Nguồn ảnh: Internet)

Giữa mùa dịch khó khăn, nhiều sinh viên vẫn cố gắng "bám trụ", tìm kiếm việc làm không ngừng để xoay sở vô số chi phí sinh hoạt khác nhau. Tuy nhiên trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, bên cạnh tìm việc làm thêm trang trải cuộc sống, các bạn trẻ cũng cần phải chú trọng các biện pháp an toàn trong việc phòng, chống dịch để tự bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.

Nguồn: [Link nguồn]

Chuyển hướng bán khẩu trang trong mùa dịch, cô gái không ngờ mình ”thắng lớn”

Khi dịch bệnh xảy ra, Carol Chen đang điều hành một dịch vụ cho thuê váy áo thiết kế ở Singapore. Trong đại dịch COVID-19,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đường Cung ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN